tướng, ồ ạt tiến quân qua biên giới nước Triệu. Vương Tiễn không hề
bài bác kế hoạch của Lã Bất Vi nhưng nói riêng với Tần vương:
– Thần e rằng lần ra quân này sẽ thất bại bởi tuy Mông Ngao và
Trường Đường là tướng giỏi nhưng với 5 vạn quân trong tay thì khó
đối phó được với quân Triệu vốn hùng hậu và đông đảo gấp nhiều lần.
Riêng Phàn Ô Kỳ có nhiều cử chỉ kỳ lạ, e rằng sẽ không tiếp trợ cho
Mông Ngao. Thần cho rằng nếu Phàn Ô Kỳ dốc hết sức với Đại vương
thì quân Tần sẽ đại thắng, bằng trái lại thì chắc chắn thất bại bởi Mông
Ngao không mưu trí bằng danh tướng Bàng Noãn của Triệu.
Quả nhiên tình hình diễn ra đúng với tiên đoán của Vương Tiễn.
Quân của Mông Ngao đụng độ với quân của Bàng Noãn, hai bên đồng
tài đồng sức, quân Triệu lại có tiếp viện thêm mỗi ngày nên Mông
Ngao đành phải sai người đến đạo quân của Thành Kiệu thúc giục
phối hợp với mình. Chẳng ngờ Phàn Ô Kỳ từ trước đã biết rõ việc
“buôn vua” của Lã Bất Vi, trong lòng bất mãn cả ông ta lẫn Tần vương
Chính nên nhân cơ hội này kể hết cho Thành Kiệu nghe, đồng thời
nói:
– Tại sao còn nhiều tướng già kinh nghiệm mà Văn Tín hầu (Lã
Bất Vi) không dùng tới, lại sai ngài cầm quân. Đó là Văn Tín hầu
muôn dùng tay quân Triệu giết chết ngài, rồi đó bao nhiêu cơ nghiệp
của nước Tần sẽ về tay nhà họ Lã hết. Bây giờ phải nhân dịp này toan
tính việc lớn mới xong.
Thành Kiệu còn nhỏ tuổi, nghe vậy rất căm tức, liền cùng Phàn ô
Kỳ bàn việc mưu phản với số quân nắm trong tay. Phàn Ô Kỳ lập tức
viết thư hứa hẹn với Mông Ngao, để mặc cho ông ta chống đỡ với
quân Triệu, có thời gian truyền hịch đi khắp nơi kể tội Lã Bất Vi. Tần
vương Chính nghe được hịch văn này, nổi trận lôi đình, sai ba tướng là
Vương Tiễn, Hàm Xỉ và Vương Bôn xuất quân đi đánh dẹp phản loạn.
Lúc dó Mông Ngao cũng đã biết tin Thành Kiệu và Phàn Ô Kỳ làm
phản, sợ rằng hai đầu thọ địch nên vội vã rút quân về. Ngờ đâu Bàng