Tôn Võ trả lời:
– Địch tiến sâu vào đất chúng ta, rời xa quê hương mình. Tướng
sĩ đều coi quân đội là nhà, chuyên tâm chiến đấu. Quân ta ở trong
nước, dựa vào đất để chống lại, ý chí chiến đấu không kiên quyết
bằng, lại không quen ra khỏi thành chiến đấu ở bên ngoài, nhưng nếu
ta tích trữ đủ lương thảo, tập hợp quần chúng cố thủ, đồng thời cho
những đội quân tinh nhuệ tập kích cắt đứt đường vận chuyển lương
thảo của địch. Đợi đến khi địch cạn kiệt quân lương bởi tiếp tế khó
khăn, lại bị chúng ta dùng kỳ binh đánh phá, lúc đó đồng ruộng cũng
không còn thì có thể tiến ra khiêu chiến địch được.
Ngô Vương Hạp Lư lại hỏi:
– Ngược lại nếu như chúng ta tiến sâu vào đất địch, tướng sĩ xa
nhà tinh thần lo lắng chỉ muốn quay về, phía trước lại có địch, tình thế
khó tiến mà dễ lui, lại không có nơi nào hiểm trở để cố thủ, ba quân có
phần hoảng sợ, tướng soái muốn tiến lên, nhưng quân sĩ lại muốn lui
về, trên dưới không cùng một lòng, còn kẻ địch thì lại đang cố thủ
trong thành lũy, chiến xa và quân kỵ của địch rất tề chỉnh. Địch có thể
đánh ta từ phía trước hoặc tập kích ta từ phía sau, như vậy ta phải đối
phó ra sao?
Tôn Võ đáp:
– Quân vào nước địch, nhiệm vụ chính là thọc sâu. Không nên
chú trọng tới việc đánh nhau. Khi tiến vào nước địch không nên tiếp
cận những đô thành lớn, không nên đi theo những con đường lớn. Sau
khi đã vào đến đất địch, giả vờ rút quân, nhưng ngầm cho quân khinh
kỵ đột nhập, cướp đi trâu ngựa gia súc của họ. Quân lính trông thấy
những thứ cướp được, tinh thần yên ổn vì biết không thiếu lương thực
thì sẽ vui vẻ mà tiến lên chứ không sợ gì nữa. Lúc ấy ta sẽ phái tướng
giỏi và quân tinh nhuệ, rồi sau đó khiêu chiến dụ địch. Khi quân địch
tiến vào chỗ quân chúng ta mai phục thì ta có thể đánh tiêu diệt chúng.
Nếu kẻ địch không chịu ra chiến đấu mà rút lui ta cũng đã được lợi rồi.
Ngô Vương Hạp Lư lại hỏi: