giận dữ, hãy dừng một lát để bình tĩnh lại trước khi nói. Khi không thể
kiềm chế được cảm xúc thì bạn có thể dễ dàng làm hỏng cả mối quan hệ
làm ăn lẫn quan hệ tình cảm.
Khi bạn chạm trán với người tỏ thái độ hung tợn và giao tiếp đầy thù địch
một cách cố tình hay vô ý, bạn hãy cố gắng bình tĩnh hết sức có thể. Nếu
bạn để sự tức giận biểu lộ qua lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể thì cơn tức giận
càng ngày càng bùng lên và sự tranh luận sẽ bùng nổ mà chẳng đi đến đâu
cả. Đây là khởi đầu cho một thảm họa nên bạn cần phải kiềm chế, tránh
không để cơn tức giận của người khác ảnh hưởng đến mình. Xu hướng tự
nhiên của bạn là phản ứng theo kiểu cố gắng bảo vệ bản thân mình, nhưng
hãy nhớ hít thở và tự nhủ rằng bạn sẽ tự vệ tốt hơn nếu bạn là người giữ
được bình tĩnh.
Tuy nhiên, tránh rắc rối hoàn toàn cũng không phải là giải pháp. Điều này
thường dẫn đến sự oán giận từ người khác và cả hai bên đều dễ tổn thương.
Bạn cần giữ bình tĩnh nhưng phải là người thực hiện trước. Điều này yêu
cầu sự tự giác để tránh phản ứng lại sự tấn công của người khác. Quan sát
ngôn ngữ cơ thể của mình và cố gắng giãn cơ mặt càng nhiều càng tốt.
Tránh mím môi hay khoanh tay, điều này chỉ làm tăng thêm cảm giác thù
địch cho người kia mà thôi. Tiếp tục quan sát điều gì đang diễn ra bằng con
mắt khách quan, công tâm hơn là cảm tính, thực sự lắng nghe điều người
kia đang nói và đừng để cảm xúc đẩy bạn vào thế phòng thủ.
Xoa dịu cảm xúc bằng cách giữ bình tĩnh, gật đầu khi đồng ý và nghiêng
đầu thể hiện bạn đang lắng nghe. Hãy giữ cơ thể thật thoải mái, mở lòng
bàn tay khi thực hiện một cử chỉ nào đó. Khẽ xoay người là một cử chỉ nhẹ
nhàng, thể hiện rằng không phải bạn đang đối mặt trực diện với người
khác. Tránh lên giọng hoặc chỉ tay mà hãy luôn tự nhủ rằng chắc chắn
người kia sẽ nghe bạn khi tình hình lắng dịu.
Đọc nét mặt của đối phương