• Giao tiếp và đưa ra phản hồi về hiệu suất của người được huấn luyện.
• Giúp người được huấn luyện cải thiện cuộc sống và hiệu suất.
Tôi đã được hỗ trợ bởi hàng trăm người trong những năm qua, những người
đã trở thành hình mẫu về phát triển cá nhân, đã hướng dẫn tôi qua những
thành công của họ và đã huấn luyện tôi đạt được hiệu suất cao hơn bằng
cách sử dụng năm đặc điểm này. Tôi nợ họ sự biết ơn sâu sắc.
Quá trình phát triển với sự trợ giúp của một cố vấn thường tuân theo mô
hình này: Nó bắt đầu bằng nhận thức. Bạn nhận ra rằng bạn cần được giúp
đỡ và rằng tự làm theo bản thân bạn không phải là một lựa chọn khả thi cho
sự phát triển cá nhân hiệu quả. Tôi đã may mắn nhận ra điều này từ rất sớm
trong sự nghiệp của mình. Tôi nhận ra rằng tôi không có kinh nghiệm,
không tiếng tăm, và không có các hình mẫu lý tưởng trong mối quan hệ của
mình để có thể phát triển tiềm năng của bản thân.
Khi một người nhận ra điều đó, một trong hai điều có thể xảy ra. Đầu tiên đó
là sự tự cao của anh ta trỗi dậy và anh ta sẽ không tự mình đi hỏi xin người
khác lời khuyên. Đây là một phản ứng thông thường. Trong cuốn The
Corporate Steeplechase (tạm dịch: Cuộc chạy vượt rào của tổ chức), nhà
tâm lý học Srully Blotnick cho hay những người ở độ tuổi 20 bắt đầu sự
nghiệp của họ có xu hướng xấu hổ khi đặt câu hỏi. Khi họ 30 tuổi, cái tôi cá
nhân khiến họ cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm tư vấn từ các đồng nghiệp.
Để không bị bẽ mặt trước những người khác, họ giấu nhẹm sự thiếu hiểu
biết của mình.
Phản ứng khác trước nhận thức đó là hạ thấp mình và nói: “Tôi cần anh giúp
đỡ.” Quyết định đó không chỉ mang lại nhiều kiến thức hơn, mà còn khiến ta
trưởng thành hơn. Nó củng cố rằng mọi người cần nhau – không phải chỉ khi
họ còn trẻ và mới bắt đầu sự nghiệp mà trong cả cuộc đời. Như Chuck
Swindoll hùng hồn tuyên bố trong cuốn sách The Finishing Touch (tạm
dịch: Cú chạm đích) rằng: