— Kevin Hall
Tôi thích từ “huấn luyện viên’. Tôi từng đọc trong cuốn sách Asprire của
Kevin Hall, một người bạn của tôi, rằng từ này bắt nguồn từ những huấn
luyện viên ngựa kéo xuất hiện ở thị trấn Kocs trong thế kỷ XV. Các phương
tiện ban đầu được sử dụng để vận chuyển quý tộc, nhưng trong thời gian đó,
chúng cũng chở các vật có giá trị, thư tín và hành khách thông thường. Như
Kevin nhận xét: “một ‘huấn luyện viên’ vẫn là cái gì đó hoặc một ai đó,
mang một người có giá trị từ nơi họ ở đến nơi họ muốn đến.” Vì vậy, nếu
bạn có một huấn luyện viên, bạn biết bạn sẽ đến được nơi bạn muốn đến.
Trong một phần mang tên: “Một huấn huyện viên với bất kỳ tên gọi nào
khác”, Kevin tiếp tục mô tả ý nghĩa của việc trở thành một huấn luyện viên.
Anh ấy viết:
Trong các nền văn hóa và ngôn ngữ khác, huấn luyện viên được biết đến bởi
nhiều tên gọi và chức vị khác nhau.
Ở Nhật Bản, “sensei” là một người có nhiều kinh nghiệm. Trong võ thuật,
nó chỉ một bậc thầy.
Trong tiếng Phạn, “guru” là một người có kiến thức và trí tuệ uyên thâm.
“Gu” có nghĩa là bóng tối, và “ru” có nghĩa là ánh sáng – một “guru” là
người đưa ai đó từ bóng tối ra ánh sáng.
Trong tiếng Tạng, “lama” là một người với tinh thần và quyền giảng dạy.
Trong Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt La Lạt Ma là bậc thầy cao nhất.
Ở Ý, “maestro” là một bậc thầy về âm nhạc. Nó được viết tắt của từ
“maestro de cappella”, có nghĩa là đức cha nhà nguyện.
Ở Pháp, “tutor” là một gia sư. Thuật ngữ này có từ thế kỷ XIV và đề cập đến
một người phục vụ như một người canh gác.