Người ta thu-thập tài-liệu, người ta nghiên-cứu, người ta làm phúc-trình,
người ta diễn-thuyết, người ta viết sách, người ta mở tạp-chí. Và hàng ngàn
nhà doanh-thương khám-phá ra rằng công-cuộc doanh-nghiệp có sức
quyến-rủ người ta hơn hết trên đời.
Sau hết, người ta trả lại cho thương-mãi cái gì mà người ta đã nợ nó.
Người ta nhìn-nhận phẩm-cách của nó, không phải bằng những câu văn
trống-rỗng mà bằng cách phát-triển khoa-học của nó. Tinh-thần xã-giao
mới, mục-đích xã-hội, nhân-phẩm và tính-tình của người đại-diện nâng-cao
phẩm-cách của thương-mãi lên. Tóm lại, giữa lúc thế-giới quay cuồng trong
chiển-tranh
[26]
hình như chỉ có thương-mãi là một ảnh-hưởng cao-quí nhứt
và ích-lợi nhứt trên địa-cầu mà thôi.
Một điều chắc-chắn là những kẻ nghiên-cứụ khoa-học doanh-nghiệp tìm
được trong khoa-học ấy một phần thưởng lớn. Người nào thạo về khoa-học
ấy sẽ không sợ thiếu thị-trường. Ngay nay đã có bản-đồ mới, thị-trường
mới, người mới. Những hàng rào cũ của thời-đại cũ đã đổ rồi. Nước nào
cũng sẵn-sàng chăm lo Nghệ-thuật và Hoà-bình. Cuộc cạnh-trạnh thương-
mãi sẽ vượt lên cao ngang hàng với sự ganh đua tốt đẹp giữa các bực tiền-
khu của nền văn-minh.
Thế-giới rộng lớn lắm. Chưa bao giờ thế-giới được mở rộng cho ta như
ngày nay. Cuộc chiến-đấu kinh-tế sau nầy sẽ là cuộc chiến-đấu rất đẹp mắt.
Nó sẽ vĩ-đại, hùng-tráng và sẽ ở dưới quyền điều-khiển của một phép-tắc
nghiêm-khốc nầy của Tạo-hoá: "CHỈ CÓ NHỮNG KẺ TÀI-GIỎI HƠN
HẾT MỚI SỐNG ĐƯỢC."