phương.
Các nước khác đưa ra một thứ hàng-hoá xấu hơn mà vẫn cướp được thị-
trường của người Anh vì các nước ấy làm cho bạn hàng vừa lòng. Tôi e
rằng nhà chế-tạo Anh không bao giờ chịu nhìn-nhận một đơn mua hàng
100.000 chiếc xe bò chín bánh. Y sẽ bảo: “Kỳ-quặc quá, một cỗ xe cần gì
có đến 9 cái bánh mới chạy đặng, làm sao mà nhận được một đơn mua hàng
xe chín bánh được, vì nó ngô-nghê quá.”
Nhưng sự ngô-nghê ấy lại thuộc về một vấn-đề địa-dư. Ở nước Anh, thứ
xe ấy có vẻ kỳ-quặc, mà sang xứ Brésil (Nam. Mỹ), nó không còn kỳ-quặc
nữa.
Các bạn đừng quên người đóng “Vai trò khác kia”, các bạn không nên
quên sự quan-trọng của người ấy. Sở-thích của người ấy bạn không nên coi
là trái lẽ vì cớ nó không giống sở-thích của bạn: đó là một trong những
nguyên-tắc cốt-yếu trong công-việc doanh-nghiệp.
Hoặc nhiều hoặc ít, công-việc doanh-nghiệp nào cũng tuỳ-thuộc tánh-
cách của tờ giao-kèo. Luôn-luôn nó có hai mặt, và mặt nào cũng quan-
trọng. Hai mặt ấy không giống hai mặt sắp ngửa của một đồng tiền, trái hẳn
nhau. Trong việc doanh-nghiệp hai mặt đều quan-trọng như nhau cả.
Tôi xin lặp lại, thương-mãi là công-việc của hai người. Vì thế, cuộc
doanh-nghiệp nào ngay-thẳng hơn hết là cuộc doanh-nghiệp vững-bền hơn
hết. Vì thế mà sự ngay-thật đem lại nhiều lợi hơn là sự gian-xảo. Và vì thế
một nhà buôn gian-xảo không thể tồn-tại đến ba đời,
Tánh khôn lanh cũng không đủ để thành-công trong việc thương-mãi.
Người sống cô-độc ở hoang-đảo có thể là người khéo-léo: nhưng dầu khéo-
léo, y không thể trở nên một nhà buôn.
Nói rõ ra thì thương-mãi là công-việc xã-hội. Nó bắt buộc các bạn phải
để-ý đến sở-thích và nguyện vọng của kẻ khác.
Khi ta nhận rõ sự quan-trọng của định-lý đầu-tiên nầy, ta thấy cần phải lo
tổ-chức cách bán hàng cho khôn-khéo, phải lo quảng-cáo-thật đắc-lực. Chế-
tạo được một món hàng tốt chưa phải xong công-việc đâu.
Làm sao xử-trí với món hàng ấy, làm sao cho món-hàng ấy lôi-cuốn
được khách hàng; làm sao cho nó gợi được thị-hiếu của họ, đó là một nghề