đã có tự lâu, chính nguyên-tắc của định-lý đầu-tiên đã gợi ra nguyên-tắc ấy;
nghề chiêu-khách phải lấy sự trọng-nể người mua làm phương-tiện và cứu-
cánh.
Nếu tôi là giáo-sư kinh-tế-học, tôi còn đi xa hơn nữa; tôi sẽ nói rằng
định-lý nói trên là căn-bản kinh-tế của chủ-nghĩa vị-tha. Nhưng tôi chỉ giúp
cho bạn đọc của tôi trong sự-điều-khiển công-việc doanh-nghiệp và giúp họ
làm ra lại thật nhiều mà thôi.
Tôi tưởng đã chứng-minh cho họ thấy rằng nghề thương-mãi cũng có
định-lý của nó. Và định-lý trên đây là một định-lý rất vững-vàng. Trên cái
định-lý vững-vàng ấy, ta có thể xây-dựng trụ-cột của ngôi nhà doanh-
nghiệp.
Chúng ta đã thấy một công-việc doanh-nghiệp phải đặt theo hai quan-
điểm. Chúng ta không thể “độc-tài” trong công-việc doanh-nghiệp được.
Trên đời nầy không có một nhà chế tạo nào muốn bán hàng của mình tuỳ
theo ý-muốn của mình được.
Người ta thường nhắc lại câu nói thích-ý nhứt của Marshall Field:
“Khách hàng bao giờ cũng có lý”. Lời quả-quyết ấy có lẽ hơi quá-đáng.
Nhưng nó chứng tỏ rằng Marshall Field thấy rõ sự quan-trọng của định-lý
của chúng tôi. Bởi vậy ông đứng đầu trong hàng thương-gia Mỹ và khi từ-
trần, ông để lại một cái gia-tài hơn 12 triệu đồng liu (300 triệu quan)
[2]
Và chúng ta có thể kết-luận: nếu biết nhận thấy “hai quan-điểm, của
mình và của kẻ khác”, thì có lợi-lộc biết bao nhiêu..