ĐỊNH LÝ THỨ HAI
TRONG MỘT CUỘC DOANH NGHIỆP
CÓ BA YẾU-TỐ:
NGƯỜI MUA, NGƯỜI BÁN VÀ MÓN HÀNG
KHẢO-CỨU hoá-học ta thấy thú và đồng thời gặp nhiều-điều mới lạ, vì
ta có thể phân-tích được thể-chất và tìm được những yếu-tố cấu-tạo nên thể-
chất ấy.
Tất cả phương-pháp khoa-học đều quy-tụ vào chỗ giải quyết được những
câu hỏi "cách nào" và "tại sao" của sự vật. Nhưng phương-pháp ấy không
những áp-dụng giữa bốn bức tường của phòng thí-nghiệm mà thôi, người ta
có thể áp-dụng cả trong kho chứa hàng, ở một xưởng nhà máy, ở nhà máy
xay lúa hoặc ở một ngân-hàng.
Phân-tích: đó là danh-từ đầu-tiên phải dùng tới khi nói đến công-việc
doanh-nghiệp. Ta sẽ tránh được biết bao nhiêu lỗ-lã, thảm-não, suy-sụp nếu
ta can-đảm-nhìn rõ những việc xảy ra và quả-quyết tìm đến nguyên-nhân
những việc ấy.
Chỉ có một cách phát-triển cái tâm-lý sáng-suốt của ta, một phương-pháp
làm việc xác-đáng là phân-tích rõ-ràng những điều ta gặp. Nhờ-vậy mà ta
gỡ được sự lo sợ, những thành-kiến, và sự ngu-dốt, — ba thứ cạm-bẫy độc-
hại trong giới doanh-nghiệp.
Khi óc phân-tích của anh chưa được chín-chắn thì anh thấy trong một
việc doanh-nghiệp có rất nhiều yếu-tố. Sự thật thì một việc buôn-bán, xét
cho cùng, chỉ có ba yếu-tố, và chỉ có ba yếu-tố mà thôi.
Biết suy-nghĩ rõ-ràng, đó là chỗ cốt-yếu trong việc doanh-nghiệp.
Thương-mãi không phải là khoa-học huyền-bí; trong thương-mãi mà chỉ
thoáng thấy đại-cương thì thật là nguy-hiểm: cần phải biết. Biết chắc-chắn.
Do đó mà cần phải khảo-cứu tận cội-rễ từng động-lực của mọi vấn-đề quan-
trọng.