Giá bán ít khi được định cao. Vì cái tật ham bán cho nhiều đã ăn sâu vào
chúng ta khiến chúng ta định giá hàng thật hạ. Nhưng bất-cứ lúc nào chúng
ta cũng phải chú-ý rằng bổn-phận cốt-yếu của chúng ta là phải giữ lấy
quyền-lợi của chúng ta; phải chú-ý tự-vệ đối với công-chúng, vì công-
chúng không bao giờ chịu trả cao hơn giá ta định đâu.
Công-chúng không có một chút ý-thức nào về giá hàng; bà nào đi mua
hàng cũng thích khoe rằng mình mua được giá rẻ mạt và người bán hàng
phải lỗ-lã vì mình.
Lối quảng-cáo điên-cuồng chung quanh những cuộc bán rao-hàng làm
cho giá hàng gặp sự lộn-xộn và mất liên-lạc. Công-chúng vì đó mà tập quen
chạy theo giá rẻ. Người ta đã dạy cho công-chúng giá hàng là một yếu-tố
quyết-định, và đó là một điều lầm-lạc rất lớn.
Theo kinh-nghiệm, tôi thấy rằng công-chúng không coi giá hàng quan-
trọng lắm như ta tưởng đâu, công-chúng không có một chút tư-cách nào để
cân nhắc giá-trị của một món hàng. Họ sẵn sàng trả mắt một món hàng mà
giá vốn không bao nhiêu và ngược lại.
Điều quan-trọng, chính là nhu-cầu của công-chúng và công-chúng để-ý
đến món hàng nhiều hay ít.
Có khi một món hàng cao-giá lại bán-được nhiều. Một người làm mức
bên Mỹ rao lên rằng sô-cô-la của mình "mắc nhứt thế-giới" và y vẫn hốt
của
[3]
"GIÁ VỐN TỔNG-QUÁT, CỘNG THÊM TIỀN LỜI". Đó là cái định-
nghĩa chánh-đáng duy-nhứt, cái cơ-sở duy-nhứt của giá bán.
Nếu anh thêm tiền lời vào một giá vốn không đầy-đủ, anh phạm một lỗi-
lầm rất lớn.
Và nếu anh bán hàng theo giá vốn, không có lời, chắc-chắn rằng không
sớm thì chầy anh sẽ làm con mồi cho viên Trưởng toà đến bắt.