sức mạnh nào hại uy-quyền bọn quý-tộc hơn là thủ-đoạn làm cho bọn quý-
tộc đông quá đến mất giá-trị.
Muốn áp-dụng sự thật nầy vào thực-tế, thì khi nào anh đem bán một hoá-
vật nào, anh nên sắp-đặt cho nó có một tánh-cách duy-nhứt. Nếu anh có một
cửa hàng, anh phải làm cho cửa hàng ấy có cái đặc-sắc của nó. Công-chúng
không những cần món hàng mà thôi, họ cần thỏa-thích hứng-thú và trước
hết họ chú-ý đến món hàng nào khêu-gợi được sở-thích của họ,làm cho họ
hay nhắc-nhở đến.
Món hàng nào làm cho khách-hàng tự-đắc được, thì khách-hàng sẽ trả
giá gấp đôi. Khi gặp được một món hàng khiến họ có thể hãnh-diện được
giữa đám chị em thì người đàn-bà sẵn-sàng mua đắt món hàng ấy. Thật vậy,
tôi không có ý cổ-võ sự tăng giá hàng, tôi chỉ nói rõ rằng sự hạ thấp giá
hàng không có ích-lợi gì mà còn tai-hại nữa. Nếu anh bán rẻ quá, tại vì các
anh không biết cách bán đó thôi.
Nhưng cái định-lý của chúng tôi còn một mặt khác nữa. Ta còn có thể
làm cho món hàng đương ứ-đọng thành ra món hàng khan bằng cách tăng-
giá số người mua lên. Số người mua không có hạn-định: người bán có thể
tạo nên số người mua được.
Hàng-hoá đã cũ-kỹ mà tìm được cho nó một lối dùng mới ấy là một sự
khôn-khéo trong nghề buôn. Những nhà xuất-sản hơi, xi-măng, gỗ trắc-bá,
đá cẩm-thạch và nhiều hàng-hoá khác đều hiểu cách chuyển-biến ấy. Nhờ
đó mà có nhiều thứ hàng trong bao nhiêu năm bị ngưng-đọng, nhờ đổi tên
và đổi cách dùng mà có thể đem ra tiêu-thụ rất nhiều.
Đó là tất cả bí-quyết của một sự quảng-cáo có hiệu-quả. Mục-đích của
quảng-cáo là làm cho những khách hàng mới thành ra những khách hàng
quen, thấy hàng là mua. Nếu tên anh là Skinner và anh bán hàng sa-tanh,
anh phải quảng-cáo cách nào cho hàng phụ-nữ thích mặc sa-tanh và khi
bước chưn vào nhà hàng thì họ hỏi ngay thứ sa-tanh Skinner.
Tăng số người mua lên tức là giữ được giá bán cao, và như thế thì có cơ
phát-triển được sự sản-xuất và bớt được giá vốn. Sản-xuất 100.000 cây bút
máy sẽ lợi hơn 10 cây. Vậy thì sự quảng-cáo khéo làm để tăng số người