ĐỊNH LÝ THỨ NĂM
NGƯỜI MUA LÀ NGƯỜI CHÚ TRỌNG MÓN HÀNG HƠN LÀ GIÁ
BÁN CỦA MÓN HÀNG ẤY
ĐỊNH LÝ nầy là một trong những định-lý giúp ta gây dựng nên NGHỆ
THUẬT BÁN HÀNG. Chúng ta sẽ rút ở định-lý nầy những nhận-định rõ-
ràng về thái độ của người bán và chúng ta sẽ thấy rằng sự bán hàng tuỳ-
thuộc "nhu-cầu" của người mua.
Ngoài ra, định-lý nầy chứng-minh cho ta thấy sự cần-thiết tuyệt-đối của
quảng-cáo. Quảng-cáo tức là nghệ-thuật làm nẩy ra nhu-cầu của người mua.
Ấy là cách gợi ra sở thích mới, cách tuyên-truyền trong công-chúng sự ưa-
thích một đời sống rộng-rãi. Mở rộng sự tiêu-thụ, thuật quảng-cáo, mở rộng
sự buôn-bán, và nhờ quảng-cáo mà thương-mãi được phát-triển trong hoàn-
cầu.
Nghệ-thuật bán hàng và nghệ-thuật quảng-cáo đã giúp ích rất nhiều cho
nền Văn-minh. Nhưng người ta đã phụ bạc nó, không có trường đại-học nào
đem nó ra dạy, hoặc dạy một cách đứng-đắn.
Nghệ-thuật bán hàng và nghệ-thuật quảng-cáo có nhiệm-vụ tạo nên
những nhu-cầu mới. Khi một nhà phát-minh sáng-chế được một món hàng
mới, nhà chế-tạo sản-xuất từng loạt; người bán có phận-sự làm cho công-
chúng ưa-thích món hàng ấy.
Bổn-tánh con người là hay giữ những cổ-tục. Thường thì lặp lại những
cử-chỉ đã quen làm bao giờ cũng dễ hơn làm những cử-chỉ mới: nhiều nhà
chế-tạo phải sạt-nghiệp vì không biết sự thật ấy; họ tin một cách thật-thà
rằng công-chúng gặp hàng mới lạ thì ham mua. Họ lầm to. Cử-chỉ đầu-tiền
của người mua là quay lưng đối với món hàng mới, cho đến một ngày nào
nhờ sức quảng-cáo và người bán hàng chỉ cho họ nhận thấy giá-trị của món
hàng nầy.
Một "nhu-cầu" tức là cái gì giống với sở-thích của ta đối với trái ô-liu
[5]
; một nhu-cầu phải vun-trồng mới có được. Nếu các anh đã từng đi đây đi