trong mấy chục năm gần đây. Người mua chịu mua đắt một món hàng hợp
với nhu-cầu, với sở-thích của mình.
Tại sao có người chịu mua nước lạnh vô chai (eau de table) hai lần đắt
hơn sữa bò? Bởi vì người bán nước lạnh khéo luyện cho người mua thích
nước lạnh hơn là sữa. Người mua cho nước lạnh có giá-trị hơn sữa.
Ở miền tây xứ Gia-nã-đại, tôi thấy người ta chịu mua cam một quan một
trái vào ngày lễ Thiên Chúa giáng-sinh (Noel). Ngày ấy, mỗi gia-đình can-
dùng ít nữa một trái cam. Và cả gia-đình nghèo cũng cần có một trái cam
hơn là cần có một quan tiền.
Ở Pittsbung, tôi thấy một nhà triệu-phú mua một tấm tranh vẽ một con
bò với giá 275.000 quan. Nhà triệu-phú ấy có thể mua một con bò thiệt độ 3
đến 400 quan. Nhưng bức tranh ấy nổi tiếng, nó là bức tranh duy-nhứt, mọi
người đều muốn mua, và nhà triệu-phú cần có bức tranh ấy hơn là cần có
275.000 quan.
Mở rộng nhu-cầu của công-chúng, tạo thành dư-luận, tạo thành sở-thích
của công-chúng, đó là công-việc mà người khôn-khéo lắm mới làm được.
Một ngày kia công-việc ấy sẽ trở nên một nghề-nghiệp quí-trọng nhứt, hiển-
vinh nhứt. Ngày nay, nghệ-thuật bán hàng còn đương ở thời-kỳ phôi-
thai
[6]
Người ta có thể so-sánh người bán hàng với người làm vườn mà công-
chúng là đất-đai. Người làm vườn phải gieo trồng để rồi gặt. Nếu đất-đai
làm cho người làm vườn giàu có thì người làm vườn phải làm cho đất-đai
phì-nhiêu. Đất-đai chờ người làm vườn điều chi thì người làm vườn phải lo
làm trọn điều ấy: phần đất nào người làm vườn trồng cỏ dại thì hoa hồng
không mọc được. Đất-đai bao giờ cũng thành-thật và trung-chánh; người
làm vườn chỉ đòi-hỏi đất-đai được một điều: ấy là điều mà người làm vườn
đáng được hưởng.