Trong một xưởng máy ở Chicago, một số máy làm những khoen xích có
sức làm mau đến 56 triệu khoen mỗi năm. Với sức sản-xuất phi-thường ấy
thì giá vốn tất-nhiên rẻ đến tột bực.
SẢN-XUẤT! Hai tiếng ấy chế-ngự nền kỹ-nghệ ngày nay. Người nào
hiểu nghĩa hai tiếng ấy trước, sẽ giàu hơn là giàu nữa. Họ sẽ thành triệu
phú, tỉ- phú Rockerfeller
[8]
[9]
là hai người trong đám cự-
phú ấy.
A. Carnegie nói: "Tôi luôn-luôn sẵn-sàng chịu tốn năm triệu rười, nếu
cần, để làm cho giá vốn một tấn đường rầy hạ bớt 50 xu. Tất cả bí-quyết
làm ra bạc triệu của Carnegie ở đó: một dụng-cụ tân-xảo, sản-xuất nhiều, hạ
giá-vốn; kết-quả: tăng-gia số lời.
Những người cố thu hẹp dụng-cụ sản-xuất là những: "gánh nặng" cho
nền kỹ-nghệ; và tệ hơn! đó là những kẻ-thù của nhân-loại. Chính họ có
trách-nhiệm một phần nào-trong sự sinh-hoạt đắt-đỏ.
Có 3 hạng người phá-hoại sự gia-tăng sản-xuất:
1 — Một vài nhà xã-hội học, có thiện-ý nhưng không thấy xa hay chống-
bán với cơ-giới (machinisme) bởi họ không thích cạnh-tranh và sợ nạn thất-
nghiệp. Nhưng lịch-sử đã chứng tỏ rằng những lo-sợ của họ không có chưn
đứng. Sự thật thì nhờ có những dụng-cụ tinh xảo người ta mới có thể bớt
chi-phí sản-xuất, gia-tăng sự tiêu-dùng, khuếch-trương doanh-nghiệp và lẽ
tất-nhiên gây thêm-nhiều việc làm. Hiện-giờ có nhiều thợ-máy hơn thời-kỳ
dùng máy chạy bằng hơi nước.
2. — Vài nhà chính-trị đầu-óc hẹp-hòi. Những nhà chính-trị dầu ở bên
Anh-Quốc, Hoa Kỳ hay ở Tây Tạng cũng hay có thói-quen chống với Đại-
Kỹ-Nghệ. Những nhà chính-trị — cũng như Tử-thần — hay gây giặc với
cái gì vĩ-đại; như vậy để cho các cử-tri chú-ý đến họ hơn.
3. — Một vài nhà kỹ-nghệ lạc bước vào đường doanh-nghiệp. Hoặc do
một may-mắn nào hoặc nhờ thừa-hưởng sự-nghiệp của ông cha, họ đặng
lên ngồi ghế giám-đốc một xưởng chế-tạo. Trong trường-hợp ấy, lẽ dĩ-nhiên
họ không hiểu gì đến những nguyên-tắc căn-bản của nền kỹ-nghệ. Nếu họ