Ta còn có thể đi xa hơn và quả-quyết rằng định-lý nầy còn bào-chữa
thêm cho sự quảng-cáo nữa. Nó chứng-tỏ rằng với lối quảng-cáo khéo
người ta không cần tăng giá hàng.
Thường-thường sự quảng-cáo làm tăng sức bán hàng đến một mực nào
đó khiến cho tiền quảng-cáo không còn là tiền tiêu-xài vô-ích mà trở thành
tiền tiết-kiệm. Quảng-cáo làm tăng số bán, giảm bớt giá vốn, hạ bớt giá bán
và tăng thêm lời. Nhưng nếu thế thì ai là người phải trả tiền quảng-cáo?
Không ai trả cả. Sự quảng-cáo đã tự trả tiền cho nó rồi và còn để lại một số
lời nữa. Nhưng muốn được vậy, người làm quảng-cáo phải biết khéo làm
quảng-cáo mới được.
Bất-cứ nơi nào mà nghề thủ-cũng còn thì hàng-hoá chế-tạo không tốt mà
giá lại cao. Những pho tượng chạm, những bức tranh vẽ là nhưng sản-phẩm
rất đắt giá bởi người ta chỉ sản-xuất mỗi thứ một pho hoặc một bức mà thôi.
Kỹ-nghệ đã tiếp tay với nghệ-thuật để sang những bức tranh tuyệt-tác
thành ra nhiều bổn, và nhờ đó mà ta có thể mua những bức kiệt-tác với một
giá rẻ mạt.
Nhờ có máy hát mỗi người chúng ta đều có thể nghe giọng hát của
những danh-ca trên thế-giới bất-cứ lúc nào.
Điều ấy chứng tỏ rằng sự sản-xuất càng tăng bao nhiêu thì giá bán càng
rẻ bấy nhiêu.
Định-lý nầy là một trong những nguyên-tắc căn-bổn làm nền-tảng cho
văn-minh kỹ-nghệ và thương-mãi. Nếu người ta hiểu định-lý nầy rõ hơn và
đem nó ra phổ-thông sớm hơn thì người ta tránh được biết bao việc làm
điên-dại.
Nếu tôi là một nhà kỹ-nghệ hay một nhà chế-tạo và nếu tôi muốn con tôi
nối bước theo tôi, thì sau bữa điểm-tâm buổi sáng, tôi hội-họp chúng nó lại
và hỏi: "Nầy các con, châm-ngôn trong ngày hôm nay là gì?" Và tất cả sẽ
đồng thanh trả lời:
" TĂNG GIA SẢN-XUẤT ĐỂ HẠ GIÁ VỐN."