có sự-sản đó là nhờ của ông cha để lại chứ không phải do tay họ làm ra.
Những người như thế làm sao không thù-ghét sự khuếch-trương?
CHẾ TẠO VỚI GIÁ RER-— Từ xưa nay các nhà sản-xuất đều cố-gắng
đạt đến mục-đích ấy. Chính đó là lẽ-sống của nền kỹ-nghệ hiện-đại, chính
vì lẽ-sống ấy mà nhiều nhà máy vĩ-đại xuất-hiện khắp nơi. Bởi nơi mà
người ta có thể làm cho giá hàng-hoá là giảm bớt, là ở xưởng chế-tạo chớ
không phải tại cửa hàng.
Nhờ sự tăng-gia sản-xuất mà đời sống của ta được tiện-nghi và rẻ. Một
tờ báo Times 16 trang chỉ bán với giá 1 xu. Đi một quãng đường dài chỉ tốn
bốn xu. Một quyển sách ngót 60.000 chữ giá 3 quan. Một chiếc đồng-hồ
quả-quít bảo-đảm 1 năm giá sáu quan.
Ai dám bảo kỹ-nghệ khuếch-trương lắm đời sống đắt-đỏ! Hiện giờ anh
cũng như tôi có thể mua sắm bao-nhiêu vật món mà vua Càng-long không
bao giờ biết. Nếu-nói đời sống xa-hoa đắt-đỏ —-còn có thể tin — nhưng xét
cho kỹ khi so-sánh những tiện-nghi mình có thể mua với đồng tiền, thì xa-
hoa cũng không phải là đắt-đỏ. Với 60 quan, anh có thể trọ ở khách-sạn
Savoy
[10]
một ngày và có thể cho mình ảo-tưởng là một vị vương-giả!
Nhờ có tăng-gia sản-xuất mới có thể làm cho đời sống rẻ bớt và mới có
thể phổ-thông sự xa-hoa. Sản-xuất thật nhiều trong một thời-hạn thật ngắn,
đó là nguyện-vọng của một người dân thành-thật muốn giúp cho nước nhà
cường-thịnh.
Về phương-diện bán hàng chúng ta còn lắm điều đáng nói về cái định-lý
thứ tám nầy. Chúng ta luôn-luôn tìm được ở đó một luận-chứng để binh-vực
những cửa hàng lớn chống lại cửa hàng nhỏ. Định-lý nầy sẽ chỉ cho ta thấy
rằng một người bán dạo không thể bán rẻ hơn một cửa hàng lớn. Nếu quả
thật người bán dạo ít sở-tổn hơn, thì con số bán của họ cũng chẳng được
bao nhiêu!
Những nhà hàng lớn như Woolsworth nhờ tổ-chức theo định-lý nầy mà
không có một-món hàng nào bán tới giá mười xu
[11]
. Nhờ bán nhiều mà
người ta có thể ăn lời mỗi món hàng một, hai xu là cùng.