giá ngày nay như thế nào (cũng là điều dễ nữa); sau hết giá ngày sau ra làm
sao: điều sau nầy hết sức hữu-ích và người ta có thể biết tinh-tường được.
Anh có thể tiên-đoán các thứ giá một cách tinh-xác hơn là nhà khí-tượng
tiên-đoán thời-tiết ngày mai. Anh còn có thể làm hơn nữa: trong nhiều
trường-hợp, anh có thể quy-định giá được, ghi giá trước một cách chắc-
chắn, anh không cần nhìn lại các giá cũ mà tiên-liệu được.
Điều cốt-yếu của Khoa-học là tiên-liệu. Không biết trước được tương-lai
ít nhiều, tức là không khoa-học. Nếu tôi biết trước được ba phút việc gì sẽ
xảy ra ở Thị-trường chứng-khoán (Bourse), chắc-chắn tôi sẽ trở nên nhà
giàu nhứt trên thế-giới..
Theo đó, anh thấy cần phải luôn-luôn xem-xét tinh-tường đầy-đủ các
nguyên-giá (prix coûtant). Đối với một vấn-đề quan-trọng như vấn-đề nầy
không thể ước-chừng được.
Phải đem con số thay thế cho sự-kiện (les faits) và đem những bảng kê
đồ-biểu thay thế cho con số. Khi một nhà kỹ-nghệ hoặc một thương-gia tiếp
nhận mỗi bữa thứ hai, vào buổi trưa, một bảng đồ-biểu (statistique) trong đó
ghi bằng mười hàng chữ những kết quả mỗi ngành hoạt-động của cửa hàng
y trong tuần-lễ trước, người ấy có cảm-giác cầm vững công-việc của mình
trong tay.
Nếu trong bảng đồ-biểu ấy đường cong chỉ "lên" thì mọi việc đều trôi
chảy, ngành hoạt-động thuộc về đồ-biểu ấy có thể tự sức mình chạy được;
nếu đường cong chỉ "xuống", thì sự trục-trặc sắp xảy ra: cần phải coi chừng
ngành hoạt-động ấy, phải dùng sức bên ngoài tiếp-viện nó cũng như tiếp-
viện một đạo binh, nếu đội binh ấy bắt đầu thất-thế trước kẻ thù.
Đối với phần đông chúng ta, hình như trong công-việc doanh-nghiệp ai
cũng cố-gắng để hạ giá vốn. Và sự thật là thế; sự thật ấy sẽ như thế mãi-mãi
không có một đạo luật nào có thể bỏ qua vấn-đề hạ giá vốn được.