ĐỊNH LÝ THỨ MƯỜI BỐN
TIỀNBẠC TỨC LÀ VÀNG
NGƯỜI TA có thể nói đấy là một định-lý "địa-phương". Chân-lý của nó
không được phổ-biến; chân-lý ấy không phải nhứt-thiết ở đâu và trường-
hợp nào cũng dùng được, các nước văn-minh có thể thương-lương với nhau
để bỏ đi. Nó không tuyệt-đối như chân-lý của định-lý: " Biết được số trung-
bình thì biết kết-quả" (La connaissange des résultats s’obtient par
l’établissement d’une moyenne) mà dầu đem áp-dụng trên Hoả-tinh cũng
vẫn đúng như ở địa-cầu nầy.
Tuy-nhiên ngày nay, nó lan tràn theo một tỉ-lệ lớn quá khiến chúng ta
không thể coi thường mà không đặt thành định-lý; nó là kết-quả của nền
văn-minh và, vì không biết sức-mạnh và tánh cách tất-nhiên của nó mà
nhiều công-cuộc phải sụp-đổ.
Nhiều nước lớn lấy vàng làm đơn-vị cho tài-sản và của-cải. Vàng đại-
diện cho sự cường-thịnh, nó là tinh-hoa của giá-trị, là một vật mà chỗ nào
cũng có, và luôn-luôn được nhìn-nhận trong công-cuộc mậu-dịch.
Không có một chất gì hão-huyền, dối-trá bằng vàng; nhưng nền văn-
minh thế-giới lại thành-lập trên chất ấy. Một Quốc-gia cường-thịnh hay suy-
vong, thạnh-vượng hay nghèo túng đều tuỳ số vầng don vào quốc-gia ấy
hay từ quốc-gia ấy lãng đi nơi khác.
Nền thương-mãi quốc-tế là gì, nếu không phải là một cuộc thi kéo dây ở
hai đầu một sợi dây bằng vàng?.. Nếu sợi dây ấy về bên nào thì bên ấy sẽ
vui-mừng không kể xiết.. Như một lũ người hà-tiện, các cường quốc đem
vàng chất đầy tủ, rồi đâm chém nhau để thu-thập thêm nữa, thêm mãi, thứ
kim-thuộc mầu vàng ấy.
Vàng còn là một cái gì khác hơn là kim-thuộc ấy là cái tượng-trưng phổ-
biến của sự giàu-có; nhiều kim-thuộc khác có giá-trị hơn, nhưng không có