thứ nào có những đức-tánh thực-chất (intrinsèques), lịch-sử (historiques)
như vàng.
Chính vì tiếng gọi của vàng mà các vị anh-hùng đi chinh-phục xứ nầy,
xứ khác. Chính vàng đã đem mầm văn-minh gieo-rắc khắp năm châu.
Chính vàng đã xuất-hiện và tràn-lan từ Nam Mỹ qua Âu-châu, phá-hoại
chế-độ phong-kiến, giải-thoát nông-nô, giảm bớt uy-thế của giai-cấp quí-tộc
và đặt cơ-sở đầu-tiên của chế-độ tư-bản và kỹ-nghệ. Từ những mỏ vàng ở
Mexique và xứ Pérou đến cái thớt gỗ kê đầu vua Charles 1er bị chết chém,
sự liên-lạc nhân-quả rất dễ thấy.
Vậy thì vàng không phải là một danh-từ trống-trơn, một qui-ước, một sự
ngẫu-nhiên: vàng đại-diện cho uy-quyền, ấy là thứ tiền-tệ duy-nhứt; ngoài
vàng ra không có một thứ tiền-tệ nào có giá-trị.
Vào buổi thái-bình và sung-túc, chúng ta không để-ý đến vàng; tất cả
công-cuộc doanh-nghiệp của ta nằm trên sự tín-dụng (crédit); mỗi người có
một thứ tiền riêng tức là chi-phiếu (chèque); mỗi người đều có tham-vọng
ngấm-ngầm một ngày kia sẽ có nhiều tiền-bạc như nhà băng.
Thình-lình, chúng ta vỡ mộng: chiến-tranh đến, bao nhiêu hy-vọng đều
tiêu-tan, những chi-phiếu của ta chỉ là giấy chi-phiếu không còn là tiền nữa,
một luồng gió bất-tín-nhiệm, hoài-nghi đã làm cho nó rụng như lá khô.
Trong lúc-chiến-tranh chúng ta đều thấy rằng: TIỀN BẠC, TỨC LÀ
VÀNG.
Kể ra, thì vàng không có một công-dụng thiết-thực. Cầm nó trong tay, ta
không làm gì được mà buông nó ra ta cũng không làm gì được. Thật vàng
nặng quá và hiếm quá nên không thể đem dùng làm phương-tiện mậu-dịch.
Nhưng vàng vẫn luôn-luôn là nền-tảng duy-nhứt của tài-chánh.
Trong trường-hợp nầy ta nghĩ thế nào về sự trữ vàng? Đứng về mặt xã-
hội mà nói thì trữ vàng là một việc đáng đánh-đổ. Tuy nhiên nếu có người
nào hỏi ý-kiến tôi về chánh-sách tài-chánh trong lúc tình-hình tiền-tệ có vẻ
nguy ngập, thì chắc-chắn tôi sẽ khuyên họ nên mua một số vàng nho-nhỏ và
giữ lại cho đến khi tình-hình yên-ổn trở lại.
Tại sao nhà băng lại có độc-quyền trữ vàng? Tại sao khi cần phải che-
chở và binh-vực nền tài-chánh của tôi, tôi lại đặt lòng tin-cậy vào những