chỉ-phiếu, bưu-phiếu lưu-hành được là nhờ nó gợi được lòng tin-cậy: khi
công-việc thương-mãi phát-đạt thì nó sẽ có một giá-trị tương đương với
vàng. Nhưng chỗ khác nhau là: vàng không dựa vào sự tin-cậy mà sự tin-
cậy lại dựa vào vàng.
Nên để ý rằng những công-cuộc doanh-nghiệp to thường có những số
tiền thặng-dư rất lớn. Thay vì phải đi vay tiền, nó lại cho vay. Nó lại có ăn
chịu với một, hai nhà băng, và gặp khi sụp-đổ, nó có thể trả tiền mặt được.
Định-lý thứ mười bốn nầy có thể dùng cho hai hạng người: hạng người
quá tin-cậy nơi tương-lai, và trong công-cuộc doanh-nghiệp chỉ biết nhìn
vào sự thành-công; hạng người mà sự-nghiệp phát-đạt mau-chóng đến nỗi
họ đâm ra mất trí và thấy nền tài-chính của mình vững như trồng.
Không có xứ nào, người nào có thể coi thường thế-lực của vàng. Vàng
trường-cửu hơn các đế-quốc và sẽ trường-cửu mãi mãi với loài người. Nó
vượt lên trên những người làm chủ nó; nó là một thần-tượng lớn nhứt trên
thế-gian.
Nhiều nhà lý-thuyết chủ-trương một cách vô-lý rằng vàng chỉ là một
phương-tiện. Cứ để họ quả-quyết rằng vai-trò của vàng là đứng giữa sự
mậu-dịch (échange) và tín-dụng (crédit) để họ tiên-đoán rằng, khi nào thời-
đại của Tín-dụng tuyệt-đối (Crédít absolu) đến thì mọi thứ tiền-tệ chỉ là
những thể-thức mà thôi. Tất cả các điều ấy đều đẹp đều hay…
Nhưng trong lúc chờ-đợi, các anh đừng quên rằng:
"TIỀN-BẠC, TỨC LÀ VÀNG "