Tiền lời trong thương-mãi không giống như danh-vọng. Muốn có lời,
nhà thương-mãi phải hiểu biết và phải khéo điều-khiển; còn danh-vọng thì
tuỳ ở trạng-thái bên ngoài và tuỳ dư-luận công-chúng. Nhưng người ta hay
lầm-lẫn giữa hai điều ấy.
Muốn cải-thiện một con số trung-bình bị sa-sút thì nên tăng-cường
những nhược-điểm. Chánh-sách khôn-khéo hơn hết là đừng chăm-chú vào
những phần đã vững-vàng mà cố đem hết sức vào một nhược-điểm.
Như-một đội binh, nếu tổ-chức trong cửa hàng anh có chỗ yếu ở phía
sau, chính vì đội hậu-tập hư-hỏng, các anh hãy đem nó lên trước: kích-thích
những người chậm-trễ hoặc dứt bỏ hẳn họ đi. Cần phải luyện-tập những kẻ
nhược-liệt, vì chính những kẻ ấy làm cho đội binh không tiến được. Và
chính đó là một vấn-đề vô-tận đặt ra trước mắt lắm ông giám-đốc.
Đừng để sót một chỗ nhược nào cả. "Trong việc cầm binh, rình-rập chỗ
điểm yếu; tìm thấy điểm yếu trước kẻ thù" đó là một nguyên-tắc quan-trọng
của Napoléon.
Hầu hết trong các cửa hàng lớn có một "gian-hàng mà người ta thất-
vọng", một bộ-phận làm cho ông giám-đốc phải bối-rối. Đó là một bịnh-
trạng tất-nhiên phải có; nó làm cho số trung-bình sụt xuống; chính đó là
tổng-hành-dinh của những thối-nát; và thường-thường người ta coi gian-
hàng ấy là gian-hàng BẤT-TRỊ và người ta bỏ đi.
Bổn-phận đầu-tiên của một ông giám-đốc thông-minh là tăng-sức cho
gian-hàng hư-hỏng ấy; y có thể bỏ hết các gian-hàng khác, nếu cần; y phải
tập-trung hết mọi gắng sức vào "Khu-vực thất-vọng ấy", và y có thể bỏ ra
một năm để làm mỗi một việc ấy cũng được: đến khi làm biểu cuối năm y
sẽ thấy kết-quả.
Định-lý thứ mười lăm nầy, người ta phải nhắc lại luôn-luôn cho người
làm công. Nó cảnh-cáo những người đủ tư-cách và thêm can-đảm cho
người thiếu tư-cách. Phải luôn-luôn treo nó như một quả chùy trên đầu
những người làm công thông-mình nhưng không chăm-chỉ, không tìm cách
tiến tới trong công-việc làm.
Trong một cửa hàng người ta dùng ba cách sau nầy để đạt tới những số
trung-bình khả-quan: