ĐỊNH LÝ THỨ MƯỜI SÁU
TƯƠNG-LAI CỦA CÔNG VIỆC DOANH-NGHIỆP HƯỚNG VỀ SỰ
TỔ-HỢP
THEO NHƯ chúng ta có thể quan-niệm được, thì hai phép-tắc lớn chế-
ngự vũ-trụ và thế-giới hành-tinh: SỰ HÚT và SỰ ĐẨY (l’attraction et la
répulsion). Chúng ta thấy hai phép-tắc ấy trong các hiện-tượng tạo-lập và
phá-hoại, phát-triển và suy-vong, sống và chết.
Một xưởng máy hoặc một hành-tinh tiến đến cực-điểm, và các cơ-năng
của nó phát-triển đều nhau, nhiều khả-năng (possibilités) và nhiều chức-vụ
(attributions) mới phát-sinh càng hoàn-mỹ bao nhiêu, nó càng trở nên
phiền-phức bấy nhiều: dần-dần nó trở thành một trung-tâm năng-lực
(énergies) cùng nhau hoạt-động.
Nhưng khi một xưởng máy — hoặc một hành-tinh — đã đến cực-độ
hoặc bị va-chạm, nó bắt đầu tan-rã, tác-dụng của nó thâu-hẹp lại, sức hoạt-
động của nó giảm bớt; Xưởng máy sụp-đổ. Hành-tinh bị hút vào mặt trời
gần nhứt.
Chính những nguyên-tắc bất-di bất-dịch ấy đã điều-khiển công-việc
doanh-nghiệp. Khi công-việc doanh-nghiệp của một xứ được thạnh-vượng,
thì sự chuyên-môn cũng như sự tổ-chức đều phát-triển; tài-năng và phương-
tiện kỹ-thuật được cải-thiện: nghệ-thuật tổ-hợp (l’art des combinaisons),
nghệ-thuật hợp-tác (l’art de la coopération) được mở rộng. Nhưng nếu xứ
ấy phải gặp những điều-kiện bất-lợi, công-việc doanh-nghiệp phải thâu hẹp
lại, phải tiến-triển chậm và trở về cái tình-trạng mới nhen-nhóm ban đầu.
Đó là sinh-vật-học về doanh-nghiệp.
Những vật-sống, dầu là một đoá hoa hường hay một công-ty thiết-lộ, đều
hướng về chỗ hoàn-thiện và kết-hợp. Ở những xứ mà doanh-nghiệp ngưng-
trệ thì chỉ có sự tập-hợp nhiều nhà buôn rời-rạc. Ở những nơi mà doanh-