tri-thức, người biết chú-trọng mọi ý-kiến và biết tổ-hợp những yếu-tố phức-
tạp ngõ-hầu đạt đến một kết-quả hữu-ích.
Không nên lo sự chuyên-môn phát-triển quá mạnh: không nên lo nhà
chuyên-môn ra đời quá nhiều: điều tai-hại không phải là tài-ba, mà chính là
ngu-dốt. Những người phung-phí tiền nhiều là những người không biết
dùng tài-ba và chịu đi đến chỗ khánh tận.
Một xí-nghiệp phát-đạt thường tìm cách mở-mang thêm; nó yêu-cầu sự
kiểm-soát, lý-tưởng của nó là đạt tới chỗ độc-quyền. Ban đầu, vì không
hiểu sức mạnh của những người cạnh-tranh với mình, nó tuyên-chiến với
họ; nhưng rồi nó bắt đầu kính-trọng họ, yêu-cầu giảng-hoà và tính việc liên-
kết với họ.
Khi sự liên-kết đã thành rồi thì hai việc có thể xảy ra: Hoặc là nó xung-
đột với công-chúng — và trong trường-hợp này nó bị thất bại, — hoặc là nó
định phụng-sự công-chúng, và khi ấy sự thành-công sẽ chào đón nó luôn-
luôn.
Biết làm cho mình mạnh và cũng biết phụng-sự kẻ khác, đó là lý-tưởng
của mọi tổ-chức thương-mãi: giữ uy-quyền, nhưng phải sử-dụng uy quyền
một cách nhã-nhặn. Một con mèo quào, cắn, người ta chịu được, nhưng con
cọp thì không Và càng phát-triển bao nhiêu, bổn-phận của một cuộc doanh-
nghiệp là phải hợp-quần bấy nhiêu.
Nếu anh muốn làm được nhiều tiền, hãy giao-kết nhiều bằng-hữu. Hãy
qui-tụ những kẻ có thiện-chí; lựa chọn những người anh thích và giao-du
với họ; tổ-hợp, cộng-tác với họ. Không ai có thể tự-túc được. Khi còn trẻ
tuổi, ta hay có tánh tự-túc tự-mãn, do đó mà ta phạm vô-số lỗi-lầm. Khi đã
đứng tuổi rồi ta lại thích xã-giao và sẵn-sàng nhận lấy lời khuyên dạy.
Trong Thánh-kinh có một câu dùng làm nguyên-tắc cho đạo-lý: "Phúc-
đức thay nhưng kẻ yếu-hèn, một phần địa-cầu sẽ chia về phần họ". Nhiều
thầy giảng-kinh không hiểu ý-nghĩa câu nầy. Trải qua thời-gian, địa-cầu
không lọt vào tay nhưng kẻ tự-phụ và kiêu-căng. Địa-cầu lọt vào tay những
người khiêm-tốn, những người mà đạo-lý đã tạo cho đức nhu-hoà, những
người được quyền dánh-giá kẻ đồng-loại. Địa-cầu lọt vào tay những người
biết liên-kết, chứ không phải những người sống cô-đơn.