quen với nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng thời đó. Những năm 1918 –
1920, ông là một trong những người tổ chức và lãnh đạo ban văn học,
sân khấu của Bộ Văn hóa, tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học,
tuy vậy ông vẫn nuôi ý đồ ra sống ở nước ngoài. Năm 1921 ông đi về
vùng bắc Kapkage, dạy ngôn ngữ cổ điển ở Đại học Baku. Năm 1924,
nhờ sự giúp đỡ của Bộ trưởng Lunacharsky, ông được ra nước ngoài
công tác nhưng sau đó không quay trở lại Liên Xô. Ông nói với những
người thân của mình rằng: “Tôi đến Roma để sống và chết ở đó”. Thời
gian ở nước ngoài, ông không tham gia các hoạt động chính trị của các
đảng phái lưu vong, chỉ tập trung cho việc sáng tác, dạy học và nghiên
cứu khoa học. Ông thường xuyên đăng bài ở các tạp chí tôn giáo của
Đức và Pháp. Vyacheslav Ivanov mất ở Roma năm 1949.
Tác phẩm:
* «Кормчие звёзды», СПб, 1903;
* «Прозрачность», М., 1904;
* «Эрос», СПб, 1907;
* «Cor ardens», в 2-х тт., М., 1911—1912.
* «Нежная тайна», СПб, 1912
* «Младенчество», поэма, Петроград, 1918;
* «Прометей», трагедия, Петроград, 1919;
* «Любовь — Мираж», музыкальная трагикомедия, 1923.
* «Римские сонеты», Рим, 1925;
* «Достоевский. Трагедия — миф — мистика». Монография (на немецком языке). 1932.
* «Человек», Рим, 1939;
* «Свет вечерний», Оксфорд, 1962, опубликован посмертно.
Phê bình:
* «По звездам», СПб, 1909
* «Борозды и межи», М., 1916
* «Родное и вселенское», М., 1917.
Tác phẩm dịch:
* «Алкей и Сафо», М., 1914.