Chương 2: Tengo – Ngoại Trừ Linh Hồn Thì
Chẳng Còn Gì Cả
Anh đặt đĩa nhạc Sinfonietta của Janáček vào mâm quay đĩa, ấn nút phát
tự động. Dàn nhạc giao hưởng Chicago do Ozawa Seiji chỉ huy. Mâm quay
đĩa bắt đầu chuyển động với vận tốc ba mươi ba vòng rưỡi một phút, cần
máy dịch chuyển từ mép đĩa vào trong, đầu kim nhích dần dọc theo các
rãnh trên đĩa. Sau đoạn kèn đồng mở đầu, trong loa vọng ra tiếng trống
định âm đẹp đẽ. Đây là phần Tengo thích nhất.
Tengo vừa nghe nhạc vừa nhìn màn hình word mà gõ chữ. Mỗi sáng sớm
nghe Sinfonietta của Janáček, đó là một trong các thói quen thường ngày
của anh. Từ khi Tengo trở thành nhạc công cấp tốc tham gia diễn tấu khúc
nhạc này hồi trung học, nó đã trở thành một bản nhạc có ý nghĩa đặc biệt
với anh. Nó luôn cổ vũ anh, bảo vệ anh – ít nhất là anh có cảm giác như
thế.
Có lúc anh và người tình hơn tuổi cùng nghe bản Sinfonietta này của
Janáček.
“Cũng hay,” cô nói. Nhưng so với nhạc cổ điển, cô thích các đĩa nhạc
Jazz cũ hơn, càng cũ càng tốt. Đối với đàn bà ở tuổi cô, đây là một sở thích
hơi khác người. Cô đặc biệt thích album tập hợp các điệu blues của W.C
Handy do Louis Armstrong
biểu diễn thời trẻ. Barney Bigard
clarinet, James Trummy Young thổi kèn trombone. Cô tặng đĩa nhạc này
cho Tengo. Nhưng để cho cô nghe thì đúng hơn là cho Tengo.
Sau khi làm tình, hai người thường nằm trên giường nghe đĩa nhạc. Cô
có thể nghe cả trăm lần không thấy chán. “Louis Armstrong thổi trumpet và
hát dĩ nhiên là tuyệt vời rồi, nhưng nếu anh hỏi ý kiến em thì ở đây thứ
đáng cho mình phải chú tâm nghe là tiếng kèn clarinet của Barney Bigard,”
cô nói. Nói thì nói vậy, song thực ra trong đĩa nhạc này cơ hội độc tấu của
Barney Bigard rất ít, hơn nữa mỗi lần lại chỉ có mỗi đoạn nhạc phụ họa mà
thôi. Louis Armstrong mới là cây đinh trong đĩa nhạc này. Nhưng những