21 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - Trang 122

NHỮNG TRỞ NGẠI KHI CHIA SẺ QUYỀN LỰC

Các nhà phân tích kỹ năng lãnh đạo gồm Lynne McFarland, Larry Senn và
John Childress đã khẳng định: “Phương thức lãnh đạo chia sẻ quyền lực
không có sự ngự trị của “quyền lực do chức danh” mà vai trò lãnh đạo được
trao cho tất cả mọi người để họ có thể cống hiến tất cả khả năng của mình.”
Chỉ có những người biết chia sẻ quyền lực mới có thể làm việc hết năng
suất. Khi nhà lãnh đạo không thể chia sẻ quyền lực, hay không làm điều đó
đối với những người khác, thì anh ta đang lắp đặt một hệ thống barrier
trong tổ chức của chính mình khiến mọi người không thể vượt qua. Nếu
những cản trở tồn tại lâu trong tổ chức, mọi người sẽ ra đi hoặc chuyển đến
một tổ chức khác, nơi họ có thể cống hiến với toàn bộ hiệu suất trong khả
năng của họ.

Tại sao lại có một số nhà lãnh đạo chống lại Nguyên tắc Chia sẻ Quyền
lực? Hãy để ý một số lý do sau đây:

Mục tiêu chỗ đứng an toàn

Kẻ thù số một của Nguyên tắc Chia sẻ Quyền lực là mục tiêu chỗ đứng an
toàn. Những nhà lãnh đạo yếu kém lo lắng nếu họ giúp bộ phận cấp dưới,
họ sẽ trở thành kẻ ra rìa. Nhưng sự thật đó lại là cách duy nhất giúp bạn
duy trì được sự cần thiết, có ích của bản thân. Hay nói cách khác, nếu bạn
có khả năng chia sẻ quyền lực với những người khác, giúp họ phát triển, họ
sẽ có khả năng thực hiện công việc của bạn, và bạn trở nên rất có giá trị,
hữu ích và cần thiết cho tổ chức.

Chống lại thay đổi

Tác giả đoạt giải Nobel, John Steinbeck đã nói: “Việc một người thuộc thế
hệ cũ phản kháng lại sự thay đổi, đặc biệt là thay đổi có ý nghĩa tích cực
cũng là điều tự nhiên.” Và cũng rất tự nhiên, chia sẻ quyền lực mang đến sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.