đạo’ tranh cử vào chức vụ tổng thống”. Carter cũng nhận ra điều đó, hơn ai
hết, ông hiểu rằng, đây là cơ hội duy nhất mà ông có – sẽ không bao giờ có
lần thứ hai.
Carter thông báo tranh cử tổng thống vào tháng 12 năm 1975, một năm sau
khi ông kết thúc nhiệm kỳ thống đốc bang. Phản ứng của mọi người trong
nước rất khác nhau. Peter G. Bourne đã viết:
Dường như giới báo chí không nắm bắt nổi trào lưu, diễn biến và dòng thác
chính trị ảnh hưởng tới đất nước. Họ hoàn toàn mù tịt về những ảnh hưởng
từ chiến tranh Việt Nam, vụ Watergate, sự thay đổi trong quan hệ sắc tộc ở
miền Nam và đặc biệt là khuynh hướng mở cửa một tiến trình chính trị và
những ứng cử viên chỉ bị xem xét theo hệ thống chính trị cũ.
Nguyên tắc Thời cơ đã chỉ ra rằng đó là thời cơ cho một người “ngoại đạo”
tranh cử, và Carter cũng đã không có điểm nào tương đồng với các tổng
thống tiền nhiệm: Ông không tham gia làm việc ở bất cứ cơ quan xã hội
nào trong thời gian tranh cử, kể từ khi ông mãn nhiệm nhiệm kỳ thống đốc
bang năm 1974. Ông không phải là luật sư. Ông là người lớn tiếng chống
đối đức tin Kitô giáo. Và ông cũng chẳng giống bất cứ một người tiền
nhiệm nào, khi họ là những người quản lý những cơ quan cao cấp nhất của
quốc gia. Ông cũng chưa bao giờ là thành viên của hệ thống chính trị
Washington như nghị sĩ quốc hội, thượng nghị sĩ, phó tổng thống hay một
thành viên thân tín. Ông là một gương mặt hoàn toàn mới, với một con
đường đi tới quyền lực chính trị khá đặc biệt, có thể nói là khá liều lĩnh. Tôi
tin rằng đã và sẽ chẳng bao giờ Jimmy Carter có thêm một lần trúng cử. Và
thật phi thường ngày 20 tháng 1 năm 1977, James Earl Carter đã tuyên bố
nhậm chức tổng thống lần thứ 39 của Mỹ.
Dù vậy, thời cơ không phải lúc nào cũng là bạn của Jimmy Carter. Khi cuộc
bầu cử năm 1980 diễn ra, chính nó đã hủy hoại các cơ hội tái tranh cử của
ông. Đất nước đã phải trải qua vô vàn vấn đề như nó đã từng gánh chịu.
Nền kinh tế hỗn loạn, người Mỹ đã phải đối diện với tình trạng lạm phát hai