con số, giá dầu và nợ nần quốc gia tăng vọt. Chính phủ phải đương đầu với
nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại như việc Xô Viết tấn công
Afghanistan và tất nhiên có cả tình trạng con tin người Mỹ bị giam giữ ở
Iran. Và tình trạng mất ổn định đã ảnh hưởng rất xấu đến Carter, cũng như
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc tái tranh cử. Đêm tiếp theo của ngày bầu cử,
Carter đã biết ông chỉ giành được 49 lá phiếu, trong khi đối thủ Ronald
Reagan đạt được 489 phiếu. Nguyên tắc Thời cơ là con dao hai lưỡi. Trước
đây, nó giúp ông giành thắng lợi trong cuộc đua giành vị trí tổng thống vào
cuối năm 1976, thì sau bốn năm, nó đã chống lại ông.
THỜI CƠ LÀ TẤT CẢ
Những nhà lãnh đạo lỗi lạc luôn nhận thức được thời điểm nắm quyền cũng
có tầm quan trọng như điều ông làm và địa điểm ông tiến hành. Bất kể hành
động nào của người lãnh đạo sẽ chỉ có bốn hệ quả thật sự như sau:
1. Hành động sai, tại thời điểm sai sẽ dẫn đến thảm họa
Một nhà lãnh đạo đưa ra một quyết định sai trong một thời điểm không
thuận lợi thì chắc chắn sẽ phải gánh chịu những tác động tiêu cực khôn
lường. Khi lực lượng Mỹ tham gia vào cuộc giải cứu những con tin bị Iran
bắt giữ trong thời chính phủ Carter, nó là minh chứng cho một quyết định
sai, lại diễn ra không đúng lúc. Vì mục đích của quyết định là giải cứu,
Ngoại trưởng Cyrus Vance đã phản bác kế hoạch đó vì cho rằng nó có vấn
đề và ông tin rằng sẽ xảy ra một tai họa nào đó. Thật không may, những
cảnh báo của ông lại đúng. Một loạt máy bay trực thăng gặp vấn đề về máy
móc, một chiếc bị cuốn vào cơn bão cát, cái còn lại đâm xuống sân bay,
tám nhân viên bị thiệt mạng. Peter Bourne đã miêu tả nó như “một sự đen
đủi kèm theo hành động vô lý của quân đội”. Nó chỉ có thể được miêu tả
chính xác là một kẻ phá hoại. Đó cũng là một minh chứng cho hành động
không đúng thời điểm và cũng như bất kể yếu tố nào tương tự, nó báo hiệu
cơ hội tái bầu cử của Carter đã kết thúc.