rằng ở Mỹ tất cả mọi thứ đều có thể. Ông đã sống trong giấc mơ ấy. Và với
những kỹ năng lãnh đạo kiệt xuất của mình, ông đã giúp hàng nghìn người
khác nhận ra giấc mơ của họ.”
DI SẢN CỦA GOIZUETA
Di sản của Goizueta để lại cho công ty thật to lớn. Khi ông bắt đầu bước
lên vị trí lãnh đạo Coca-Cola năm 1981, giá trị công ty lúc đó chỉ có 4 tỷ
đô-la. Dưới sự lãnh đạo của Goizueta, nó đã tăng vọt lên 150 tỷ đô-la. Tức
là nó đã tăng lên hơn 3.500%! Coca-Cola trở thành tập đoàn thứ hai có lợi
nhuận cao nhất Mỹ, đứng trên cả những công ty chế tạo xe hơi, những công
ty về dầu khí, Microsoft, Wal-Mart và nhiều công ty khác nữa. Chỉ có một
công ty đạt giá trị cao hơn Coca-Cola là General Electric. Rất nhiều cổ
đông của Coca-Cola đã trở thành triệu phú. Trường Đại học Emory ở
Atlanta, có số vốn cổ phần lớn trong Coca-cola, nay đã có giá trị gần tương
đương với trường Đại học Harvard.
Nhưng giá trị cao của cổ phiếu không phải là điều ấn tượng nhất mà
Goizueta mang đến cho Coca-Cola. Thay vào đó là phương thức ông thực
hiện Nguyên tắc Di sản. Khi tin vị tổng giám đốc qua đời được thông báo,
không có sự hoảng loạn nào xảy ra trong số các cổ đông của công ty Coca-
Cola. Nhà phân tích Emannuel Goldman của Pain Webber đã nói rằng
Goizueta đã “chuẩn bị cho công ty khi không có sự hiện diện của ông ở đó,
và cho bất kể một giám đốc nào tôi đã gặp”.
Vậy ông đã làm thế nào? Trước hết, ông xây dựng một công ty vững mạnh
nhất trong khả năng của mình. Tiếp đó, ông chuẩn bị một người kế nhiệm
mình có tên là Douglas Invester. Mickey Hi Graming, người chuyên viết
cho tờ Atlanta Constitution nói: “Không giống như những công ty khác, họ
sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khi vị giám đốc của họ rời đi hay
qua đời, nhưng Coca-Cola vẫn giữ được hình ảnh là một trong những tập
đoàn được kính nể nhất hành tinh. Goizueta đã trải thảm cho Invester để đi
theo bước chân ông từ khi công ty được những người dân Georgia bình