Cola. Năm 1966, ông trở thành phó giám đốc phụ trách phát triển và nghiên
cứu kỹ thuật tại trụ sở chính của công ty ở Atlanta. Ông trở thành phó giám
đốc trẻ nhất trong lịch sử công ty. Nhưng vào đầu những năm 1970, sự
nghiệp của ông còn thăng tiến hơn nhiều. Robert W. Woodruff, người sáng
lập của Coca-Cola đã đưa Goizueta về làm việc cạnh mình và bắt đầu bồi
dưỡng cho ông. Năm 1975, Goizueta trở thành phó giám đốc thường trực,
quản lý bộ phận công nghệ và giám sát những vấn đề khác của công ty, như
những vấn đề về pháp lý. Năm 1980, khi Woodruff qua đời, Goizueta đã trở
thành giám đốc sản xuất. Một năm sau, ông trở thành Chủ tịch kiêm Giám
đốc điều hành công ty. Lý do mà Goizueta đã rất tự tin lựa chọn, phát triển,
và bồi dưỡng năng lực cho người kế vị mình vào thập niên 1990, là vì ông
đã được xây dựng và phát triển trên bản chất của di sản mà ông đã được
nhận trong những năm 1970.
NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO ĐỂ LẠI DI SẢN
Goizueta từng nói: “Lãnh đạo là một trong những yếu tố mà anh không thể
giao phó. Một là anh nắm lấy vai trò đó, hai là anh phải từ bỏ.” Tôi tin rằng
còn có một sự lựa chọn thứ ba: Anh để nó lại cho người kế nhiệm của anh.
Đó là sự lựa chọn mà Goizueta đã thực hiện. Những nhà lãnh đạo thực hiện
Nguyên tắc Di sản không nhiều nhưng họ thật sự để lại di sản người kế
nhiệm bằng những hành động sau đây:
Lãnh đạo công ty với tầm nhìn chiến lược
Có thể nói hầu như mọi người đều có thể thiết lập một tổ chức hoạt động
tốt trong thời gian hiện tại – bằng cách xây dựng một chương trình mới hay
một sản phẩm mới, tổ chức một chương trình với quy mô về số người tham
dự, hay làm những chiến dịch hạ giá. Nhưng những nhà lãnh đạo, những
người để lại một di sản thực hiện một con đường tiếp cận hoàn toàn khác.
Trong suy nghĩ của họ, lãnh đạo ngày mai cũng tốt như ngày hôm nay. Đó
là những gì Goizueta đã làm. Ông đã lập ra kế hoạch lãnh đạo đến khi nào
ông còn có thể lãnh đạo hiệu quả, dù vậy, ông cũng đã chuẩn bị một người