chọn là công ty lớn thứ hai tại Mỹ, năm 1994. Và có thể nhận ra vị thế của
công ty mạnh mẽ như thế nào ở Wall Street, giá cổ phiếu của công ty trên
thị trường chứng khoán chỉ hơi dao động một chút trong thời gian sáu tuần
trước khi Goizueta bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.”
Douglas Invester, một kế toán viên không chuyên, đã bắt đầu sự nghiệp tại
Coca-Cola từ năm 1979 với nhiệm vụ thư ký kiểm soát. Bốn năm sau đó,
ông được bầu làm trưởng phòng kế toán. Ông được mọi người biết đến vì
có rất nhiều sáng kiến tài chính xuất sắc, và chính ông là cánh tay phải cho
cuộc cách mạng những vấn đề đầu tư và giải quyết nợ nần cho công ty của
Goizueta. Năm 1989, Goizueta phải miễn cưỡng quyết định cho Invester
nghỉ công việc mà ông rất có khả năng ấy, vì Goizueta phải chuyển ông
sang làm việc tại châu Âu và tích lũy kinh nghiệm hoạt động kinh doanh
quốc tế. Một năm sau, Goizueta đã đưa ông trở lại Mỹ và giao cho ông làm
Chủ tịch hãng Coca-Cola ở thị trường Mỹ với nhiệm vụ trọng tâm là xem
xét thị trường và sức tiêu thụ ở đây. Từ đó, ông tiếp tục chuẩn bị cho
Invester, và đến năm 1994, thì không còn nghi ngờ gì về khả năng Invester
sẽ nối bước mình, Goizueta đã đưa ông lên làm giám đốc sản xuất của công
ty.
Những gì mà Roberto Goizueta đã làm thật sự phi thường. Một số những
nhà lãnh đạo ngày nay thường chỉ phát triển khả năng lãnh đạo cho bản
thân họ và cũng chỉ đánh bóng hình ảnh của mình để có thể nắm giữ toàn
bộ quyền lực. John S. Wood, chuyên gia tư vấn của Zehnder International
Inc., đã nhận định: “Trước đây các công ty đã không để tâm tới việc phát
triển nhân lực. Nếu họ không thể tự phát triển năng lực của mình, họ sẽ
phải lên đường tìm kiếm.” Vậy tại sao Roberto Goizueta lại làm khác như
vậy? Bởi vì ông ấy là sản phẩm của Nguyên tắc Di sản.
Roberto Goizueta sinh ra trong một gia đình ở Cuba nhưng được đào tạo ở
Đại học Yale, chuyên ngành Kỹ sư hóa chất. Khi ông trở về quê hương
Havana năm 1954, ông được tuyển dụng vào làm việc tại công ty Coca-