5.NGUYÊN TẮC E. F. HUTTON
Khi nhà lãnh đạo thực thụ lên tiếng, mọi người đều lắng nghe Những nhà
lãnh đạo trẻ tuổi, ít kinh nghiệm thường tự tin bước vào căn phòng đầy ắp
người, chỉ để khám phá ra rằng họ đã đánh giá hoàn toàn sai lầm về động
lực lãnh đạo trong tình huống này. Điều đó cũng xảy ra với tôi! Nhưng ở
hoàn cảnh đó, tôi không mất nhiều thời gian để nhận ra sự ngớ ngẩn ấy. Đó
là khi tôi lần đầu tiên chủ trì cuộc họp ủy ban thường trực với tư cách là
một nhà lãnh đạo tại nhà thờ đầu tiên tôi coi sóc ở vùng nông thôn Indiana
năm 22 tuổi. Tôi ở đó chưa đầy một tháng, những người dưới sự dẫn dắt
của tôi đều có độ tuổi trung bình là 50. Hầu hết những người trong cuộc
họp đều là những người đã gắn bó trong giáo đoàn này trong thời gian còn
dài hơn tuổi đời của tôi.
Tôi đến với cuộc họp mà không có một ý tưởng, lịch làm việc và đề tài nào.
Tôi lầm tưởng rằng mình đã được cất nhắc thành một nhà lãnh đạo và mọi
người sẽ nhất nhất đi theo mình. Với tất cả sự khôn ngoan và kiến thức có
được qua hai thập kỷ có mặt trên cuộc đời, tôi đã khai mạc cuộc họp và hỏi
xem có ai có vấn đề gì đưa ra thảo luận không.
Một khoảnh khắc ngắn im lặng, tôi liếc nhìn mọi người xung quanh chiếc
bàn, một người tên là Claude hắng giọng, cất tiếng: “Tôi có vài vấn đề.”
“Ông cứ nói,” tôi nói.
“Vâng” ông nói. “Tôi thấy chiếc piano của nhà thờ có vẻ như bị lạc âm.”
“Mục sư biết đấy, tôi cũng đã nhận ra điều đó,” một người trong cuộc họp
nói theo.