từng nhận xét: “Chỉ có một thứ trở lại từ nấm mồ, không chấp nhận bị chôn
vùi, đó chính là nhân cách một con người. Đúng thế. Đó là những gì còn lại
mãi mãi của một con người. Không bao giờ chôn vùi nổi điều ấy.” Nhân
cách của Shaw, thứ nhân cách mạnh mẽ cho tới giây phút cuối cùng, đã tạo
dựng cho ông sự kính trọng của mọi người ở một cấp bậc cao hơn.
Những tính cách tốt của một nhà lãnh đạo tạo dựng lòng tin ở cấp dưới.
Nhưng khi nhà lãnh đạo làm tổn thương đến lòng tin, ông sẽ phải đền bù
bằng năng lực lãnh đạo của mình. Đó là tinh thần của Nguyên tắc Nền tảng.
Tôi nhớ lại nguyên tắc này trong khi tôi đang lắng nghe một bài giảng của
một người bạn, Bill Hybels. Một năm bốn lần, anh ấy và tôi thường cùng
thuyết trình trong một hội thảo mà chúng tôi gọi là Lãnh đạo và Kết nối để
thay đổi cuộc sống. Bill đã trình bày một đề tài có tựa đề “Những bài học từ
cơn ác mộng lãnh đạo”, anh ấy đã chia sẻ những phát hiện và suy nghĩ của
mình về những sai lầm trong lãnh đạo của Robert McNamara và chính
quyền Tổng thống Johnson trong cuộc chiến tranh Việt Nam rằng, chính
quyền Johnson thiếu khả năng lựa chọn những thử thách, dự đoán thiếu
chính xác về tương lai, thất bại của Johnson trong việc giải quyết những
mâu thuẫn nội bộ. Nhưng theo quan điểm của tôi, suy nghĩ lớn nhất mà Bill
chia sẻ cho hội thảo là vấn đề thất bại của các nhà lãnh đạo Mỹ, bao gồm cả
McNamara, khi không dám đối mặt và công khai thừa nhận những sai lầm
nghiêm trọng của họ trong chiến tranh Việt Nam. Hành động của họ đã
đánh mất niềm tin của người dân Mỹ, do đó, họ đã vi phạm Nguyên tắc
Nền tảng. Và Mỹ đã chịu thảm bại chưa từng có trong lịch sử.
CHÍNH SÁCH KẾ THỪA LÀ YẾU TỐ CẢN TRỞLÃNH ĐẠO
Việt Nam đã trở thành một cuộc chiến ngay từ khi Tổng thống Kennedy và
Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara bắt đầu lãnh đạo Nhà Trắng
tháng 1 năm 1961. Việt Nam đã là khu vực xung đột và chiến tranh trong
vài thập niên trước đó, Mỹ đã tham chiến từ giữa những năm 1955, khi
Tổng thống Eisenhower gửi một nhóm nhỏ tới Việt Nam làm nhiệm vụ cố