Public Enemy, Vanessa Williams, và Bruce Springsteen. Mỗi một trường
phái có một phong cách riêng, mỗi trường phái đều có lý do riêng để tồn tại.
Và mỗi trường phái có người đứng đầu riêng, hiếm khi nào lại là người đứng
đầu của trường phái chính thống nguyên thủy.
IBM là người đứng đầu loại mainframe, DEC loại mini, Sun loại
workstation... Thay vì phải hiểu ý niệm phân hóa này thì nhiều lãnh đạo
công ty lại tin tưởng rằng các chủng loại là sự kết hợp. Từ “synergy” (liên
kết) và từ “corporate alliance” (liên minh công ty) là những từ thời thượng
được ưa chuộng trong phòng họp các hội đồng quản trị ở Mỹ. Theo New
York Times, “IBM đang ở tư thế sẵn sàng chớp lấy giao diện của tất cả các
công nghiệp, bao gồm truyền hình, âm nhạc, xuất bản và máy tính”. Theo
Times: “IBM hết sức trông chờ vào sự kết hợp đồng bộ của hệ thống điện
thoại với các nhà sản xuất máy vi tính và truyền hình. Thông qua đó có thể
phát triển thành một mạng lưới thông tin (network) có tốc độ cực kì nhanh
chóng”. (Xem chương 20: Luật thổi phồng).
Nó sẽ không xảy ra. Các chủng loại phân hóa chứ không kết hợp.
Cũng như nhìn vào dịch vụ tài chính. Theo báo chí thì trong tương lai
chúng ta sẽ chẳng còn có ngân hàng, hãng bảo hiểm, người môi giới chứng
khoán, hay người cho vay có thế chấp nữa. Chúng ta sẽ có những công ty
dịch vụ tài chính. Nhưng điều đó chưa xảy ra.
Hãng Prudential, American Express và các hãng khác đã rơi vào cái bẫy
dịch vụ tài chính. Họ mua cổ phiếu, bảo hiểm nhân mạng và các tài khoản
ngân hàng. Họ thích mua mỗi một dịch vụ từ những công ty khác nhau.
Cách mà người dẫn đầu cần làm để duy trì sự áp đảo của mình là đặt cho
mỗi một loại sản phẩm vừa nổi lên một nhãn hiệu mới, giống như General
Motors đã làm trước đây với
Chevrolet, Pontiac, Oldsmobile, Buick và Cadillac (vừa mới đây là Geo
và Saturn).
Các công ty đã phạm sai lầm khi cố gắng lấy một nhãn hiệu có tên quen
thuộc được mọi người biết đến của một loại sản phẩm và dùng tên đó đặt lại
cho sản phẩm khác.
Một ví dụ về số phận của Volkswagen trước đây, khi công ty giới thiệu
một loại xe nhỏ ở Mỹ. Hiệu xe Beetle đem lại thắng lợi lớn, nó chiếm 67%
thị trường xe nhập khẩu ở Mỹ.
Sự thành công đã khiến hãng Volkswagen bắt đầu nghĩ là có thể bắt
chước hãng General Motors bán xe lớn hơn, chạy nhanh hơn và có hình dáng
thể thao. Hãng đã lấy bất cứ kiểu nào sản xuất ở Đức và chở qua Mỹ. Nhưng
không giống như GM, họ đều gọi các xe này là Volkswagen.
Quảng cáo nói: “Các loại xe Volks khác nhau dành cho các khách hàng
khác nhau” (Different Volks for different folks). Có tất cả 5 kiểu khác nhau:
loại Beetle, loại 412 Sedan, loại Dasher Thing và cả một loại xe chở khách