Business graphics ( Biểu đồ kinh doanh) do Harvard dẫn đầu.
Microsoft tiếp tục tự căng phồng mình bàng cách bành trướng các lĩnh
vực mới. vừa mới đây, Microsoft mua lại công ty Fox Software với giá 170
USD (bạn có thể đánh cá là công ty sẽ khai tử tên Fox thành Microsoft).
Có nhiều dấu hiệu đe dọa cho sự yếu kém chiến lược của Microsoft. Báo
Economics, đầu năm 1992 có viết: “ông Gate đang sắp đặt một loạt cá sản
phẩm với nhau dựa vào ông nghệ chung. Công việc này sẽ cạnh tranh trong
toàn thể công nghệ phần mềm vi tính: từ máy vi tính lớn cho đến máy vi tính
nhỏ, từ hệ thống cơ sở dữ liệu tới các chương trinh đồ biểu. không có ai
trong nền công nghệ phần mềm đã làm được việc kinh doanh mạo hiểm đầy
phức tạp này. Mặc dù IBM đã thử làm và đã thất bại”.
Một khi bạn cố gắng làm mọi thứ cho tất cả mọi người, bạn sẽ không
tránh được các rắc rối xảy đến. Một nhà quản trị đã nóiL Tôi thà mạnh ở một
nơi còn hơn là yếu ở mọi nơi.”
Với một nghĩa hẹp, mở rộng sản phẩm liên quan tới việc lấy tên của một
sản phẩm thành công (ví dụ: A-1 Steak sauce) và đặt nó cho sản phẩm mới
bạn dự tính giới thiệu (ví dụ A-1 Poultry sauce).
Nghe có vẻ hợp lý đấy. “chúng ta lấy tên A-1, một loại nước sốt chấm
thịt bò nhưng vì người ta đang có khuynh hướng ăn thịt gà nhiều hơn thịt bò,
vậy hãy làm nước sốt thịt gà. Và có tên nào tốt hơn A-1, người ta sẽ biết là
nước sốt chấm thịt gà do cùng một nhà sản xuất sốt chấm thịt bò làm ra”.
Nhưng mà tiếp thị là trận chiến của nhận thứ chứ không phải sản phẩm.
Trong tâm trí khách hàng, A-1 không phải là tên nhãn hiệu mà là tên nước
chấm thịt bò. Khách hàng thường nói: “cho tôi chai A-1” và không có ai phải
hỏi lại “A-1 là cái gì?”.
Có rất nhiều cách mở rộng sản phẩm, nhiều như là các hành tinh trong vũ
trụ vậy. và hàng ngày đều có một cách mới được nghĩ ra. Về lâu dài, và với
sự cạnh tranh nghiêm trọng, việc mở rộng sản xuất thêm sản phẩm không
bao giờ thành công.
Tạo ra nhiều mùi vị là cách thông dụng nhất để cố gắng chiếm thêm thị
trường. nghe có vẻ đúng nhưng thực sự lại không như vậy.
Trở lại năm 1978, khi 7-up chỉ có mùi vị nước chanh không có chất cola,
nó chiếm được 5-7% thị trường đồ uống không có rượu. rồi thì hãng có thếm
vào 7-up Gold (7-up vàng), Cherry 7-up (7-up vị anh đào). Ngày nay, 7-up
chỉ còn có 2,5% thị phần.
Nhìn vào bất cứ nơi nào bạn đều thấy dấu ấn của việc mở rộng sản phẩm.
đó cũng chính là ly do tại sao các cửa hiệu chật ứ với các nhãn hiệu (có 1300
loại dầu gội đầu, 200 loại thức ăn sáng làm từ ngũ cốc, 250 loại đồ uống
không có rượu).
Một điều bất di bất dịch, bất cứ nhãn hiệu dẫn đầu một loại sản phẩm nào
đều là loại nhãn hiệu không mở rộng thêm sản phẩm. lấy ví dụ thức ăn cho