đó. Nhưng ông chỉ nói, “cô có thể nghỉ bao lâu cô cần và làm bất cứ điều gì
mà cô cho là cần thiết. Và ông ấy thực sự chân thành. Sau đó tôi đã nghỉ
them 1 tuần nữa.
Câu chuyện của Linda không phải là câu chuyện duy nhất mà tôi được
nghe. Charlie Wetzel, thư ký của John hơn 10 năm, kể về cái lần John đề
nghị gửi anh ta tới hội thảo nhà văn diễn ra trong một tuần khi mà anh mới
chỉ đến làm việc cho John 1 năm. Khi Charlie nói rằng anh không thể đi vì
đó đúng vào dịp lễ kỷ niệm 1 năm ngày cưới của anh, John liền đề nghị đưa
cả hai vợ chồng tới dự hội nghị. Và có hơn 1 người kể tôi nghe về những
lần khi mà họ gặp khó khăn về kinh tế, John đã nhét cho họ ít tiền để họ có
thể mời vợ hoặc chồng họ ra ngoài ăn tối.
Sự hào phóng là một phẩm chất rất dễ lôi cuốn long người. Khi ai đó sẵn
lòng cho đi – một cách vô điều kiện – điều đó sẽ khiến người nhận cảm
thấy thật sự đặc biệt.
John… Một người thầy có sức hấp dẫn đặc biệt.
Nhà thần học và đồng thời là thầy tu dòng Jesuit Pierre Teilhard de
Chardin đã từng nói: “Điều mãn nguyện nhất trong cuộc sống là có thể
dành một phần lớn của bản than mình vì người khác”. Bất cứ ai đã từng
giúp đỡ người khác một cách tự nguyện đều biết điều này là đúng. Nhưng
không phải ai có thể giữ mãi được một tinh thần vì người khác. Tại sao lại
vậy? Trước tiên, theo suy nghĩ của riêng tôi, hoàn cảnh không hề có ảnh
hưởng đến tấm lòng hào phóng của một con người. Tôi đã gặp những con
người có tấm lòng hào hiệp, hầu như chẳng có gì trong tay nhưng vẫn sẵn
sang chia sẻ những gì họ có được. Tôi cũng đã gặp những người giầu có
sung túc mà keo kiệt, không sẵn lòng chia sẻ thời gian, tài sản và tài năng
của mình để giúp đỡ người khác.
Vấn đề ở đây là thái độ. Và tôi nhận ra rằng những người có tấm lòng
sẵn sàng chia sẻ vô điều kiện luôn bộc lộ hai đức tính mà bất cứ ai cũng có
thể có được: