kiệt nguồn tài nguyên của họ. Mục sư Henri Nouwen, nguyên giáo sư đại
học nói: “Khi chúng ta mang trong mình một tinh thần khô khan và e ngại
việc cho đi thì những cái ít ỏi mà chúng ta có được sẽ càng ít hơn. Nhưng
nếu chúng ta hào phóng cho đi thì những cái chúng ta cho đi sẽ được nhân
lên gấp bội.
Tôi thấy điều này rất đúng. Ai đó đã từng hỏi tôi tại sao anh ta lại phải
hào phóng, và anh ta đã phải ngạc nhiên với câu trả lời của tôi. Tôi nói rằng
nếu như anh ta tin rằng cuộc sống là phong phú, thì cuộc sống sẽ cho anh ta
như vậy. Còn nếu anh ta tin vào sự khan hiếm của cuộc sống này, thì đó sẽ
là cái anh ta nhận được. Tôi không hiểu tại sao lại vậy, nhưng sau 50 năm
quan sát thái độ của con người và những cơ hội mà cuộc sống mở ra cho
họ, tôi hiểu ra điều này là đúng. Bởi vậy nếu bạn muốn tỏ ra hào hiệp hơn,
hãy mở rộng suy nghĩ và thái độ của mình. Điều này không chỉ khiến bạn
trở nên rộng lượng hơn mà còn thay đổi cả cuộc sống của bạn.
Những người cho đi một cách vô điều kiện thường luôn ý thức được
những sự giúp đỡ mà họ đã nhận được. Họ nhận ra rằng họ đứng trên vai
của những thế hệ trước. Những gì mà họ đang tạo ra chính là để trả nợ, ít
nhất là một phần, cho những gì mà thế hệ đi trước đã tạo ra và hy sinh. Vì
điều này, họ quyết tâm tiếp tục cống hiến cho thế hệ sau những gì mà họ đã
nhận được từ thế hệ trước.
Tôi đã từng được đọc một bài thơ của W.A. Dromgoale mang tên:
“Người xây dựng cầu”. Đó là một minh chứng tuyệt vời cho ước mong
được cống hiến cho người khác. Bài thơ diễn xuôi như sau:
“Một người đàn ông cao tuổi lang thang một mình trên đường,
Trong màn đêm đen lạnh lẽo và xám xịt,
Tiến tới một thác nước sâu thăm thẳm,
Trong ánh sáng leo lét,
Người đàn ông vẫn không chút sợ hãi trước thác nước cuồn cuộn chảy,
Ông ta vượt qua an toàn,
Và đã xây một cây cầu bắc ngang qua dòng thác.