khánh thành thì khá bằng phẳng, như qua trận lụt năm ngoái, nước tràn
ngập, cuốn phăng mớ đá trải đường ra tận ngoài biển vịnh Xiêm La, uổng
công mấy anh lục lộ cán tới, cán lui suốt mấy tháng trường.
Chợ Sóc Xoài khá phần thịnh, như hòn đảo xanh tươi nổi lên giữa biển
cỏ vàng úa. Xe dừng lại trước nhà ông Bang trong khi tiệm cà phê bên cạnh
sửa soạn mở cửa. Ông nhảy xuống gọn gàng.
- Tôi bao cuốc xe này năm cắc, thêm cho anh một cắc, là sáu.
Sáu cắc là số tiền to tát. Năm đó, năm 1937, mỗi giạ lúa bán tại chọ là
hai cắc rưỡi. Ông Bang gõ cửa. Bà Bang dáng người mập mạp như chồng ,
mở cửa rồi vặn đèn lên cho cao:
- Sao ông về sớm vậy! Chờ sáng, đi xe đò ít tốn tiền hơn. Ông bao trọn
chiếc xe lôi? Tốn bao nhiêu vậy?
- Sáu cắc!
Bà Bang hơi sốt ruột:
- Ông xài lớn quá, bốn cắc là vừa!
Ông Bang không trả lời. Trong khi bà nấu nước pha trà, ông đến cái
bàn viết, ngồi xuống, lật sổ ra, lắc bàn toán nghe lắc cắc. Ðôi mắt ông sáng
rực lên. Mấy người bạn hàng gánh gồng nào gương sen, bông súng, cá lóc
đi ngang qua cửa. Ông Bang hớp chén trà rồi gọi khẽ:
- Bà lại đây, có chuyện vui, đừng cho ai biết.
Bà Bang đến sát bên chồng, nghiêng tai. Ông nói:
- Cà ròn bán có giá. Họ chịu mua tám xu một cái, ngày mốt, mình chở
ra Rạch Giá bốn ngàn cái, còn sáu ngàn cái, bảy tám ngày nữa mình chở
luôn, cho kịp chuyến tàu đi Bạc Liêu.
Còn gì mừng rỡ cho bằng! Bấy lâu nay, bà Bang giúp chồng một tay
đắc lực. Công việc duy nhất của bà là mua cà ròn, do người Miên trong sóc
đang thật kỹ và thật khéo, với giá bốn xu một cái. Khi túng thiếu, họ đến
gặp bà, nài nỉ mượn tiền trước với giá rẻ mạt là hai đồng bạc một trăm cái,
tức là mỗi cái hai xu! Vốn hai xu, bán lại tám xu. Như vậy mà ông Bang
làm giàu thật mau và gây được cảm tình với tất cả dân chúng trong sóc
Miên. Mỗi gia đình trong soc đều thiếu nợ của ông bà, người nào ít thì năm
đồng, gia đình nào đông con thì bà dám ứng lực, con nít trên mười tuổi có