thể tiếp tay đươn cái mình cà ròn. Khó nhứt là bẻ miệng và bẻ đít cho cà
ròn đừng sút mối, công việc này là của người lớn. Cà ròn đươn bằng cọng
bàn, nhẹ và mềm như cọng lác.
Xóm Sóc Xoài cung cấp phần lớn cà ròn cho miền Hậu Giang: dạo ấy
bao bố phải nhập cảng từ Ấn Ðộ, cà ròn là cái bao rẻ tiền nhất để đựng lúa
gạo, đậu xanh, đường cát.
Bà Bang hỏi kỹ:
- Trong nhà kho, còn tồnt rữ hơn sáu ngàn cái cà ròn, như vậy là dư
chuyến đầu tiên, mình chở ra giao đúng hạn rồi hãy lo bốn ngàn cái kia.
Ông Bang lật sổ, coi lần chót:
- Tôi lắc bàn toán nãy giờ, trong kho có tới tám ngàn năm trăm bảy
chục cái. Bà nấu cháo trắng, nấu một nồi lớn cho tôi ăn với lạp xưởng.
Cháo nóng ăn khoẻ, dễ tiêu hơn hủ tíu, tôi đi nhà kho, nhắc nhở ông già
Lanh.
Nhà kho cất bằng cột tràm, lợp lá, nền cao ráo, dài đến bốn căn. Ông
già Lanh là người Miên lai, tuổi hơn sáu mươi, lãnh trách nhiệm giữ kho,
ăn ngủ tại chỗ. Khi ông Bang đến thì ông già Lanh ngồi ung dung hút
htuốc, bên cạnh sáu, bảy cái rập chuột. Chuột bị đề giập xác, ông Lanh giả
vờ như sốt sắng với công việc do ông Bang giao phó nên quên chào.
- Chuột hả! Nhiều không?
Ông già Lanh ngẩng đầu lên:
- Ông Bang ơi, mỗi đêm tôi thăm rập chuột ba lần, mỗi lần bảy con.
Phải chi ông mua thêm vài chục cái rập nữa cho đủ dùng, một cái rập, một
đêm tôi cũng thức hai ba lần, mười cái rập cũng đâu tốn công thêm.
Nhưng ông Bang Lình méo mặt, chạy nhanh vô nhà kho. Cà ròn bó kỹ
lưỡng, mỗi bó mười hai cái, nằm ngay ngắng từ nền lên cao tận mái nhà.
Năm bảy con chuột chạy sột soạt, mùi ẩm ướt xông lên khiến ông Bang
nhảy mũi lia lịa. Ông kêu lên:
- Hư hết rồi! Chuột là ổ trong đống cà ròn. Một con chuột cắn một
đêm hư cả trăm cái. Một trăm con cắn bốn đêm thì còn gì? Chuột nhiều sao
ông không cho tôi biết. Trời đất ơi!