Biện Tống nài nỉ:
- Xin quan lớn thương dùm.
- Nếu không thương thì nãy giờ chú biện phải bị còng rồi. Còng rồi
đem xuống canô, đem về nhốt tại khám đường ở chợ Ngã Năm. Bây giờ,
chú biện theo tôi, khỏi còng. Chú là người ốm yếu, còng tay làm chi thêm
vô ích.
Nói xong, ông cò Lơ Hia khoát tay, ra lịnh giải tán đám người hiếu kỳ
đang dụm năm, dụm bảy từ phiá xa xa. Thật là hồn phi phách tán. Chú biện
Tống riu ríu bước theo ông cồ. Người Huê kiều nói tiếng Việt khá rành:
- Ðừng sợ. Ðừng sợ. Thầy Hai đừng sợ. Thầy Hai làm việc ở xóm này
lâu mau rồi?
Biện Tống liếc qua ông cò Lơ Hia như để xin phép trả lời. Là người
am hiểu chút ít việc quan việc làng, biện Tống đã thuộc làu nguyên tắc: khi
bị bắt thì tội nhơn chẳng được quyền nói chuyện với kẻ khác, nhứt là khi
quan trên chưa lấy khẩu cung.
Ðến bờ kinh xáng, ông cò Lơ Hia nói nhanh:
- Chú biện gặp dịp may rồi đó. Tôi làm bộ như vậy để dân làng đừng
nghi kỵ. Thôi, chú cứ xuống canô uống rượu chát, bàn chuyện riêng với
người này, ông Xìn Phóc, làm má chín giàu có lắm, ở Sanh Ca Bo mới qua.
Xuống canô, biện Tống mừng rỡ vì thoát nạn. Nhưng mấy tiếngmá
chín, Sanh Ca Bo mơ hồ quá. Bấy lâu nay, biện Tống ăn học rồi giao thiệp
lẩn quẩn với những người làm ăn bậc trung ở chọ Gò Quao mà thôi. Người
tên là Xìn Phóc tỏ bặt thiệp, vui vẻ. Ông ta mở cặp da - thứ cặp da hơi lạ -
đem ra tấm danh thiếp:
- Thầy Hai uống rượu đi. Làm quen với thầy Hai, tôi mừng lắm.
Torng khi hai người đàm đạo với nhau, ông cò Lơ Hia ra sau lái canô
ngắm cảnh rồi đem máy ảnh ra mà bấm. Xìn Phóc mới giải thích rõ ràng
hai tiếngmá chín . Biện Tống tỏ vẻ... lanh lợi, nói mơ hồ:
- Vậy mà tôi tưởngmá chín là kẻ làm công hạng sang trọng, bạn thân
của chủ tiệm hoặc có phần hùn trong công ty nào đó.
- Má chín, đúng ra là người mại bản, tiếng Tây kêu bằngcơm ra đo .
Tôi làmcom ra do cho hãng buôn lớn nhứt ở Sanh Ca Bo, thuộc về miền Hạ