Bài diễn văn nóng hổi ấy, nếu không phải gặp một bậc thầy thì ít có kẻ
thành công.
Tôi đặc biệt lưu ý người bạn trẻ muốn dấn mình vào lề lối thứ tư nói
trước công chúng : diễn văn ứng khẩu.
Mặc dầu thường dễ thành công, diễn văn ứng khẩu không phải là một
lối sử dụng được an toàn. Lối này đem dùng vào lúc cuối bữa tiệc rất hợp,
nhưng có thể rước lấy nhiều phiền hà khi đem dùng vào các trường hợp long
trọng.
John Wilkes, nhà cải cách không tin tưởng vào sự cải cách, có đưa ra ý
kiến này cùng các nhà hùng biện : « Táo bạo được chừng nào hay chừng ấy,
bạn cứ vui vẻ cùng mình, nói ra tất cả những gì hiện ra trong đầu ».
Đây là một ý kiến không nên tin thật. Nhưng không vì thế mà lời nói
của Wilkes không phải là không có chỗ đúng thật sự.
Tôi thường để ý có những người nói năng lưu loát dễ dàng trong câu
chuyện riêng, đến khi lên tiếng trước công chúng thì lại trở nên ngượng
ngập. Trái lại, các nhà hùng biện tài giỏi được người ta thích nghe thường
chỉ thành nhà văn làm buồn nản người đọc. Người ta có thể có một tâm trí
sắc sảo, có tài bẻm mép, có nhãn diện lôi cuốn, có thể đưa ra nhiều ý nghĩ
hay, tuy vậy không trể trở thành một nhà văn có giá trị.
Lloyd George là một nhà hùng biện xuất sắc nhất trong thời tôi còn
thanh niên. Ông ta có tài thu hút làm cho công chúng sôi động dễ dàng. Thế
nên, không bao giờ ông gặt hái được thành công lớn bằng ngòi bút. Một đầu
óc cỡ lớn, một trí tưởng tượng rộng và năng khiếu hùng biện không bắt buộc
tạo nên được nhà văn. Cần phải có tài nữa.
Nghệ thuật hùng biện chỉ căn cứ vào hiệu quả từng lúc, còn nghệ thuật
viết thì tùy thuộc phải thấu hiểu nghề.
Nói trước công chúng là hành động. Nhà hùng biện là một diễn viên. Bí
quyết thành công là đón đường để chiếm đoạt.