CHƯƠNG 13 : ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC
MỘT người tự cảm thấy mình bị đánh giá thấp, vì người ta đã sôi nổi
từ chối một đề nghị của y. Hình như y không thể tìm ra con đường cho mình
đi. Y tự thấy bị bỏ rơi. Cho nên y bỏ cuộc.
Một sự bỏ cuộc như thế làm hại đến quyền lợi của mọi người và quyền
lợi của xí nghiệp y giúp việc. Tốt hơn là y nên tiếp tục làm việc và tìm cách
khác để cho người ta chấp nhận lối nhìn của mình. Nếu cố gắng của y không
thành công và người ta chấp nhận sự từ chức của y, thì đường lối tranh đấu
của y sẽ không còn có kẻ vô địch nữa.
Bởi vậy cho nên tôi nhấn mạnh rằng, người ta đừng có bao giờ bỏ cuộc.
Phải coi chừng loại tư tưởng thúc đẩy người ta có thái độ đó.
Nhưng từ bỏ các dịch vụ lại là một thái độ khác hẳn. Người đã đạt đến
sự thành công rồi phải tính cách rút lui. Có vẻ đây là một lời khuyên đầu
môi chót lưỡi, nhưng không vì thế mà kém giá trị. Khi một xí nghiệp thịnh
vượng và mở rộng, người ta phải đem sự may mắn của mình đến cho lớp
thanh niên. Sự thịnh vượng ấy không thể tồn tại khi những người già ngăn
đường tiến triển.
Tôi nêu ra đây lời nhận xét của Bacon : « Những người luống tuổi
chống đối quá nhiều chuyện, hỏi han nhiều quá, phiêu lưu quá ít, co rút quá
nhanh và rất ít khi làm công việc cho đến đầu đuôi, tự mãn với một sự thành
công tầm thường ».
Vì thế, họ phải rút khỏi sân khấu trước khi tâm trí sa sút của họ phá
hoại đến việc làm tốt đẹp của họ đã hoàn thành trong những năm còn trẻ.
Rút lui, không phải là tự phạt, không phải là thi hành chánh sách đà
điểu vùi đầu vào cát, mà chính là làm một việc ý nghĩa, căn cứ trên ý thức
nhìn nhận thực tế là người ta phải đem may mắn của mình đến cho lớp trẻ.
Tôi khuyên người thành công rút lui khỏi trường kinh doanh không
phải chỉ vì ích lợi cho lớp trẻ, mà cũng vì ích lợi cho bản thân của y nữa.