Nhân viên bán hàng thấy tình hình bất ổn, có thể sẽ mất đi khách hàng
này. Bởi vậy, cô ta liền chuyển hướng mục tiêu tấn công sang tôi. Cô ấy nói
với tôi: “Anh xem, bạn gái anh thực sự rất thích đôi giày này, có phải anh sẽ
giúp cô ấy giải quyết tốt hơn không?”
Tôi cười nói: “Bạn gái gì! Vợ chồng già cả rồi đấy!”
Nhân viên bán hàng “kinh ngạc” nói: “Thật sao? Tôi thật sự không nhận
ra!”
Tôi nói tiếp: “Cô à, cô cứ thuyết phục vợ tôi đi. Có mua hay không là do
cô ấy tự quyết định!”
Sau đó, nhân viên bán hàng lại nói với tôi: “Thì ra là thế, chuyện trong nhà
anh là do vợ anh quyết…”
Mặc dù cô nhân viên bán hàng này nói đúng, trong nhà tôi, tôi chỉ lo kiếm
tiền còn việc tiêu tiền là do vợ tôi đảm nhiệm, nhưng là một người đàn ông,
nghe được những lời này đúng là chẳng dễ chịu gì.
Nhân viên bán hàng tiếp tục nói với tôi: “Tôi cũng hiểu tâm lí vợ chồng
anh. Nếu để đến cuối tuần mới mua thì sẽ giảm được khoảng hai, ba mươi tệ.
Nhưng vừa nhìn thấy anh, tôi đã cảm thấy anh là người vô cùng yêu vợ, còn
tưởng là đàn ông anh sẽ…”
Nghe đến đây, tôi lại càng cảm thấy khó chịu, chẳng phải chỉ có mỗi hai,
ba mươi tệ thôi sao, tôi bèn phẩy phẩy tay, nói với vợ: “Đừng đắn đo nữa,
thích thì mua đi!”
Người ta vẫn nói: “Ai cũng có lòng hiếu thắng”, hiếu chiến hiếu thắng
là một trong những bản năng của con người. Nhưng cũng chính loại bản
năng này đã khiến cho chúng ta mỗi khi bị kích thích, cứ nóng máu lên
mà làm ra những hành động bình thường chẳng thể nào hình dung ra
nổi. Và đây chính là những gì mà tôi muốn chia sẻ trong chương “Thuật
Hiếu thắng” này.
THỨ NHẤT, LÀM SAO ĐỂ KÍCH THÍCH TÍNH HIẾU THẮNG
CỦA KHÁCH HÀNG
Kích thích tính hiếu thắng của khách hàng, nói một cách đơn giản là sử
dụng “phép khích tướng”. Vậy phải khích tướng như thế nào? Dưới đây là
một số gợi ý:
1. Ám chỉ việc khách hàng thua kém về một phương diện nào đó
Tục ngữ nói “Nhân tranh nhất khẩu khí, phật tranh nhất trụ hương”
(1)
, việc
so sánh giữa người với người là chuyện có liên quan đến thể diện, cho nên dễ
dàng kích thích tính hiếu thắng của khách hàng.
Ví dụ như những câu dưới đây:
“Anh Trương, tôi hiểu ý anh rồi. Anh mới đi làm chưa lâu, cũng nên cân
nhắc nhiều về mặt kinh tế. Phiên bản đơn giản này khá phù hợp với anh, còn
bản cao cấp thì chờ khi nào anh giống như những khách hàng khác, sự nghiệp
vững vàng rồi mới suy nghĩ thêm cũng không muộn, anh nói đúng không ạ?”