5 NGUYÊN TẮC THÉP, 15 THUẬT BÁN HÀNG THÀNH CÔNG - Trang 32

coi là một kẻ thất hứa. Dưới áp lực đạo đức như thế, đương nhiên là họ sẽ giữ
chiếc ghế này cho bạn rồi.

Nói cách khác, đằng sau những lời hứa, người trong cuộc đều phải

mang một loại áp lực đạo đức rất lớn. Không thực hiện được lời hứa của
mình sẽ rất dễ bị người ta coi là kẻ lật lọng, là kẻ trước sau bất nhất. Vì
vậy, chỉ cần chúng ta có thể khiến cho đối phương hứa hẹn, đối phương
nhất định sẽ không chút ngại ngần mà thực hiện lời hứa của mình, và
đây cũng là những gì mà chương “Thuật Cam kết” muốn chia sẻ với bạn.

Câu chuyện giữ chỗ trên tàu hỏa trên chẳng qua chỉ là một minh chứng

cho việc chúng ta đã vô tình sử dụng “Thuật Cam kết” để mang lại lợi ích cho
mình mà thôi. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem xét một tình huống kinh điển
để thấy rằng “Thuật Cam kết” có thể phát huy tác dụng to lớn đến thế nào
trong việc bán hàng:

“Phương thức ép buộc giao dịch” là một loại kĩ xảo giao dịch được vận

dụng khá nhiều trong lĩnh vực đào tạo hiện nay. Theo quan sát nhiều năm của
tôi, trong bài giới thiệu về mỗi khóa đào tạo mở rộng đều nói rõ ràng, nếu như
có thể sử dụng hiệu quả được “phương thức ép buộc giao dịch” là có thể gia
tăng mức độ giao dịch lên từ 200% - 700%, vậy cụ thể thực hư ra sao?

Quá trình đại khái thế này, trước khi kết thúc buổi thuyết trình giới thiệu

khóa đào tạo, giảng viên đều hỏi những người ngồi dưới rằng: “Không biết
sau hai tiếng đồng hồ tôi nói chuyện với các bạn, các bạn có thu hoạch được
chút nào, có hiểu được chút nào hay không?”.

Thầy hướng dẫn đã toàn tâm toàn ý chia sẻ những quan điểm của mình

trong suốt hai tiếng đồng hồ, hơn nữa, quả thực thầy giảng cũng không tệ, rất
dễ hiểu, giả sử tôi và bạn là những người ngồi nghe bên dưới, cho dù là chân
thành biết ơn hay chỉ theo phép lịch sự thông thường thì khi được hỏi như
vậy, chúng ta đều sẽ trả lời: “Có ạ”.

Sau đó, thầy hướng dẫn sẽ tiếp tục hỏi: “Nếu như có cơ hội để tôi có thể

tiếp tục trò chuyện với các bạn, không chỉ trong hai tiếng đồng hồ, mà là hai
ngày, các bạn có đồng ý không?” Rõ ràng, chúng ta vẫn sẽ trả lời: “Đồng ý”.

Chuyện diễn ra tiếp theo càng trôi chảy hơn, thầy hướng dẫn sẽ hỏi mọi

người: “Những ai đồng ý thì xin giơ tay để tôi nhìn một chút, được không?”.
Nếu như ban nãy chúng ta đã trả lời là “Đồng ý”, xuất phát từ tinh thần trách
nhiệm với lời hứa của mình, đương nhiên chúng ta sẽ giơ tay lên.

Vấn đề bây giờ chính là sau khi tôi và bạn giơ tay lên, thầy hướng dẫn sẽ

nói tiếp: “Những bạn học đã giơ tay hãy đứng dậy và bước lên đây để tôi xem
một chút”. Nếu như ban nãy tôi và bạn đã giơ tay, việc làm theo yêu cầu của
thầy hướng dẫn là đi lên trên bục giảng đã trở thành chuyện đương nhiên. Cho
dù trong lòng bạn có cảm thấy miễn cưỡng đi chăng nữa, thì nhất định bạn
vẫn phải đi lên bục giảng.

Bạn đã đứng trên bục giảng, đối mặt với mọi người bên dưới, hơn nữa ban

nãy cũng đã bày tỏ “đồng ý nghe thầy giảng bài hai ngày” rồi, bây giờ, lúc
thầy giáo đưa bản ghi danh cho bạn, bạn có điền tên hay không? Nếu bạn
không ghi danh, bạn phải đối mặt với lời hứa hẹn ban nãy của mình thế nào
đây? Chẳng lẽ lại nói rằng vì điều kiện kinh tế quá eo hẹp cho nên không thể
nộp nổi tiền học phí? Đối mặt với những ánh mắt của mọi người dưới khán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.