HỌC ĐẾN LÚC ĐẶT NHIỀU CÂU HỎI MỚI TỐT
Người Nhật Bản không quen thắc mắc. Nhìn chung cuối mỗi buổi nói
chuyện đều dành thời gian trả lời các câu hỏi.
Nhưng cả hội trường cứ im phăng phắc.
Có người sau đó mới đến gặp tôi hỏi một vài câu.
Tôi đoán là người ta ngần gnại ở chỗ đông người.
Nhưng tôi đã xác định qui tắc là chỉ tiếp nhận dác câu hỏi ở hội trường.
Nếu chấp nhận trả lời câu hỏi sau đó, thì tại hội trường sẽ không có ai
dám đứng lên đặt câu hỏi cả.
Song cũng có ngoại lệ, ấy là khi có người kín đáo trao số điện thoại của
họ cho tôi.
Mỗi buổi nói chuyện, thể nào cũng có một vị diễn giả tỏ ra hăng hái quá
mức.
Cứ thao thao bất tuyệt ở hội trường, chẳng thèm để ý đến sự cảm nhận
của người khác, y như một đứa trẻ chậm hiểu.
Có nhà tổ chức lo không có ai nêu câu hỏi, thì sẽ buồn tẻ.
Tôi nói, thính giả không nêu câu hỏi, thì các vị có thể nêu.
Có điều rắc rối là một số vị đứng ra tổ chức lại “không thể nêu câu hỏi
nghi vấn” đối với phần diễn giảng của tôi.
Giống như đi xin việc vậy.
Người không có nhiệt tình thì dù đến đơn vị cần tuyển mộ mấy lần, cũng
không kết quả gì.
Khi đến lúc hỏi “Có gì nghi vấn hay không?” bên dưới mọi người cứ im
phăng phắc. Ở các lớp học thường thường như vậy.
Người ta vào lớp học, chỉ ngồi im nghe giản. Nhất nhất nghe theo lời
giảng của thầy giáo, rõ ràng đấy là một căn bệnh của nền giáo dục.
Các bạn từ lớp mẫu giáo đến bậc đại học, chỉ có mỗi việc bị động nghe
giảng.
Thói quen trở thành điều tự nhiên.