thiếu vitamin
c
dễ gây các bệnh về máu, thiếu vitamin D gây loãng xuơng... Từ
đó, chúng ta có thể xác định, thói quen ăn lệch nếu kéo dài có thể ảnh huởng trực
tiếp tới sức khỏe của trẻ.
2.2. MẸO KHẮC PHỤC THÓI QUEN ĂN LỆCH Ở TRẺ
Chỉ cha mẹ mới có đủ kiên nhẫn để sửa đổi thói quen này ở trẻ. Dưới đây,
chúng tôi xin cung cấp một số mẹo nhỏ giúp các bạn có thể khắc phục thói quen
không tốt này ở trẻ:
A. CHỌN NHỮNG DỤNG cụ ĂN HẤP DẪN
• • •
Thực ra, khi trẻ ăn cơm, yếu tố thực phẩm chỉ là một phần, các yếu tố bên
ngoài có thể kể tới là những dụng cụ sử dụng trên bàn ăn. Đem những loại thực
phẩm trẻ không thích đặt vào những chiếc bát có họa tiết và thiết kế hấp dẫn,
không những có thể thu hút sự chú ý mà còn làm tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ.
B. CHO TRẺ THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỤC PHẨM
Đa số các bậc cha mẹ không muốn cho con mình phụ làm bếp. Cho trẻ nhặt
rau hoặc tham gia vào quá trình chế biến món ăn, không những có thể giúp tăng
cường tình cảm giữa cha mẹ và con cái, mà còn hình thành ở trẻ nguyện vọng
muốn nếm thử thành quả lao động của mình. Ví dụ: có thể nhờ trẻ giúp rửa rau,
nhặt rau, đưa các bình chứa gia vị để nêm nếm hoặc bày biện thức ăn... Tham
gia vào quá trình chế biến khiến trẻ cảm thấy tự hào, không những duy trì được
tâm trạng vui vẻ khi ăn mà còn giúp tăng cảm giác thèm ăn.
c.
TRANG TRÍ MÓN ĂN
Cha mẹ có thể trang trí các món ăn thật bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ.