3.ĂN RAU
Trong rau, đặc biệt là những loại rau có màu vàng và xanh, có chứa hàm
lượng vitamin
c,
B2, carotenoid, vi chất và khoáng chất rất cao. Ăn nhiều rau
không những có lợi cho quá trình bài tiết mà còn bổ sung nhiều dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu, 70% các loại bệnh xảy ra trên cơ thể của những người có nồng
độ axit cao. Chỉ có cung cấp đủ chất kiềm trung hòa nồng độ axit trong cơ thể,
chúng ta mới có thể tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Thịt các loài
động vật chứa nhiều axit, các loại rau có hàm lượng kiềm cao, do đó, những trẻ
không thích ăn rau, chỉ thích ăn thịt thường có tình trạng sức khỏe không mấy lí
tưởng.
rau xanh có Tác dụng Thúc đẩy sự pháT Triển của sức khỏe Rau xanh có
chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể con người,
không những có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng của những vi khuẩn đường
ruột có lợi, khắc chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại, mà còn kích thích
dạ dày tiết dịch vị và đường ruột co bóp, tăng cường sự tiếp xúc giữa thực phẩm
và dịch tiêu hóa, có lợi cho quá trình tiêu hóa, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất
độc hại, giảm tình trạng táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, học sinh
tiểu học và trung học đang trong giai đoạn phát triển và phát dục nên duy trì
lượng rau xanh mỗi ngày là 200 - 400g.
3.1.
VAI TRÒ CỦA RAU ĐỐI VỚI sự PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
A. CUNG CẤP VITAMIN CẰN THIẾT CHO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Rau và hoa quả có chứa nhiều vitamin
c
và carotenoid, ngoài ra còn chứa
nhiều vitamin B
1
, B2 và p. Vitamin
c
có tác dụng nâng cao sức đề kháng, phòng
các bệnh về máu, vitamin A giúp tăng cường thị lực, chống khô mắt và quáng gà.