Ví dụ, khi rang cơm, có thể thêm rau xanh hoặc cà chua để tăng thêm màu sắc
cho đĩa thức ăn, sắp xếp thức ăn thành nhiều hình dạng khác nhau (nhu hình hoa,
mặt trời hay những nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích...) Chỉ cần bỏ chút thời
gian và công sức, kích thích trí tò mò và cảm giác thèm ăn, cha mẹ hoàn toàn có
thể khắc phục thói quen ăn lệch hay lười ăn của trẻ.
D. GIÁO DỤC TRẺ VÈ TÀM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG
Vào những thời điểm thích hợp, cha mẹ có thể giáo dục trẻ những kiến thức
về tầm quan trọng của chất dinh dưỡng, hình thành quan niệm đúng đắn về cân
bằng dinh dưỡng. Sau một thời gian, những kiến thức này sẽ giúp trẻ tự điều
chỉnh hành vi của mình, dám thử những nhóm thức ăn mới, hình thành nên thói
quen ăn uống cân bằng dinh dưỡng.
E. CHA MẸ LÀM GƯƠNG
Thói quen ăn uống của trẻ thường chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, do đó người lớn
không nên bình luận về sự yêu ghét đối với các món ăn trước mặt trẻ. Cách làm
đúng đắn nhất là cung cấp cho trẻ những món ăn giàu dinh dưỡng để đáp ứng
nhu cầu phát triển của cơ thể .
Mách nhỏ Thói quen kén ăn hay ăn lệch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
phát triển toàn diện của trẻ, do đó cha mẹ cần chú ý phát hiện và điều chỉnh kịp
thời. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài, người lớn không thê vì nôn nóng
mà áp dụng những biện pháp mạnh như mắng nhiếc hay đánh đập. Làm như vậy
chắc chắn sẽ gây phản tác dụng, tạo nên gánh nặng tâm lí cho trẻ, hoàn toàn
không có hiệu quả. Một phương pháp thích hợp cộng với với lòng kiên nhẫn
chính là những yếu tố quyết định để điều chỉnh thói quen không tốt ở trẻ.