F. TĂNG CƯỜNG HẤP THỤ CANXI
Hàm lượng canxi trong rau không cao, nhưng tỉ lệ canxi được hấp thụ cao
hơn rất nhiềư so với các sản phẩm từ sữa. Các loại rau có chứa canxi như giá đỗ,
rau cải... Nếu trẻ không thích uống sữa, cha mẹ có thể dùng rau thay thế, bổ
sung đủ canxi cho quá trình phát triển của trẻ.
G. TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
Thường xuyên nhai có lợi cho răng, nhóm thực phẩm khiến trẻ phải nhai
nhiều chính là rau, đặc biệt là các loại rau như củ cải, cần tây, bắp cải, bí...
Thường xuyên nhai rau có thể nâng cao sức khỏe răng miệng, giúp răng lợi
chắc khỏe. Những trẻ không thích ăn rau thường có mật độ tủy răng thấp hơn so
với những trẻ thường xuyên ăn rau .
Thường xuyên ăn rau còn có thể làm giảm tỉ lệ sâu răng. Thành phần của yếu
của rau là nước (90%) và các nguyên tố vi lượng, khi nhai có thể trung hòa một
lượng lớn đường trong miệng, làm sạch răng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn
gây sâu răng, giúp phòng ngừa sâu răng một cách hiệu quả.
3.2. HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĂN RAU Ở TRẺ
Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, trong rau có chứa nhiều vitamin, các
nguyên tố vi lượng và vi chất cần thiết cho cơ thể. Không ăn rau có thể gây suy
giảm hệ miễn dịch, sức khỏe yếu, sức đề kháng kém .
Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ cho phép trẻ được kén chọn thức ăn, chỉ
ăn những loại thức ăn chúng ưa thích; hoặc phối hợp các nhóm thực phẩm không
hợp lí, kết cấu dinh dưỡng thiếu cân bằng mà không biết rằng, những điều này rất
bất lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh còn
dùng các biện pháp như nịnh, lừa, mắng hoặc thậm chí đánh để ép buộc trẻ ăn
rau, như vậy càng khiến trẻ có ác cảm với việc ăn rau. Muốn hình thành thói