chuyển hóa hết gây thiếu năng luợng cung cấp cho não. Do không ăn sáng nên
đến bữa trưa, chúng ta thường ăn với số lượng lớn khiến dạ dày đột ngột bị căng
giãn, về lâu dài có thể gây đau dạ dày.
B. ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC TẬP
Bữa sáng là nguồn cung cấp đường và năng lượng cần thiết cho quá trình
hoạt động buổi sáng. Thông thường, bữa sáng cần cung cấp 30% nhiệt lượng cho
co thể trong một ngày. Các nghiên cứu chứng minh rằng, nếu trẻ thường xuyên
không ăn sáng sẽ gây tình trạng thiếu dinh dưỡng, thể chất yếu ớt, không thể tập
trung chú ý, thành tích học tập không cao,
c.
GÂY BỆNH BÉO PHÌ
•
Không ăn sáng trong thời gian dài, trẻ dễ mắc bệnh béo phì. Không ăn sáng
khiến đường trong máu giảm, ảnh hưởng tới trung khu thần kinh, gây ra cảm giác
đói. Như vậy, những thức ăn của bữa trưa rất dễ được co thể hấp thụ, hình thành
nên lớp mỡ dưới da. Ngoài ra, do ăn quá nhiều, nên nhiều thực phẩm sau khi tiêu
hóa sẽ được chuyển hóa thành đường đi vào máu, dễ tích trữ tạo thành mỡ máu .
Ngoài ra, khi không ăn sáng thì dạ dày không có thực phẩm để tiêu hóa, trong
khi đó mật vẫn hoạt động, vì thế rất dễ gây sỏi mật. Nếu kéo dài, cơ thể trẻ dễ bị
mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu máu và suy dinh dưỡng .
Đối với trẻ, không ăn sáng dẫn đến suy giảm khả năng tiếp thu, không thể tập
trung chú ý, phản ứng chậm chạp, không có hứng thú đối với kiến thức, tinh thần
giảm sút... Nếu kéo dài tình trạng một ngày chỉ ăn hai bữa thì có thể sẽ gây mất
cân bằng dinh dưỡng như thiếu sắt, protein..., dễ gây thiếu máu khiến cơ thể cảm
thấy mệt mỏi, tinh thần không ổn định, không có hứng thú học tập, giảm sức đề
kháng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và học hành.
5.2.
PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA BỮA SÁNG TRONG
cuộc
SÓNG